Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

sáng 12.3, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, ngay sau lễ đón trọng thể tại Tòa nhà Quốc hội, Singapore, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong hội đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong hội đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thủ tướng Lawrence Wong nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Singapore; khẳng định chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Thủ tướng Lawrence Wong khẳng định hai nước có quan hệ chính trị, kinh tế, giao lưu nhân dân chặt chẽ, chia sẻ nhiều lợi ích chung và lợi ích chiến lược về các vấn đề khu vực và quốc tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng thăm lại Singapore trên cương vị mới khi đúng dịp hai nước có nhiều sự kiện quan trọng, trong đó có kỷ niệm 80 năm Quốc khánh Việt Nam và 60 năm Quốc khánh Singapore. Tổng Bí thư Tô Lâm cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm và tình cảm thân thiết mà Chính phủ, nhân dân Singapore và cá nhân Thủ tướng Lawrence Wong dành cho Tổng Bí thư, Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm góp phần quan trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, mở ra cơ hội hợp tác to lớn, làm sâu sắc hơn và nâng hợp tác hai nước lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới.

Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Singapore, Tổng Bí thư chia sẻ những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, nhấn mạnh nỗ lực đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số và phát triển bền vững; cải cách bộ máy hành chính, tinh gọn, giảm các đầu mối và cải cách thủ tục hành chính hướng tới một hệ thống nhà nước hoạt động hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong hội đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong hội đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Hai nhà lãnh đạo điểm lại những thành tựu nổi bật trong hợp tác giữa hai nước, đặc biệt về kinh tế - thương mại - đầu tư, với kim ngạch thương mại song phương đạt trên 9 tỷ USD năm 2024. Singapore hiện là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lũy kế vượt 80 tỷ USD, trong đó các Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) được đánh giá là biểu tượng hợp tác thành công. Hai bên cũng ghi nhận những tiến triển tích cực trong hợp tác quốc phòng - an ninh, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch, lao động và giao lưu nhân dân.

Trên cơ sở những thành tựu to lớn trong hơn 5 thập kỷ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, hai nhà lãnh đạo nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Đây là dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước, mở ra chương mới với tầm nhìn dài hạn và toàn diện hơn. Thủ tướng Lawrence Wong chia sẻ đây là quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đầu tiên mà Singapore thiết lập với một nước ASEAN. Hai bên thống nhất đề ra các phương hướng lớn và giao các cơ quan, bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện và đưa quan hệ phát triển thực chất, hiệu quả, tập trung vào tăng cường tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao; mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; thúc đẩy hợp tác về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, năng lượng sạch; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân.

Tổng Bí thư đề nghị Singapore mở rộng mạng lưới VSIP 2.0 theo hướng đổi mới sáng tạo, phát thải carbon thấp, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số và công nghệ mới nổi. Thủ tướng Lawrence Wong mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam phát triển cảng biển và hạ tầng hàng hải thông qua chuyển đổi số; khẳng định Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược và triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ về chương trình trao đổi tài năng đổi mới sáng tạo Việt Nam – Singapore, mong muốn cử sinh viên Singapore sang Việt Nam học tập, nghiên cứu, thúc đẩy giao lưu văn hóa, thể thao, giao lưu thế hệ trẻ để tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong tại buổi gặp hẹp. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong tại buổi gặp hẹp. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Về các vấn đề khu vực, hai nước nhất trí tăng cường đoàn kết ASEAN, quan tâm thích đáng cho phát triển bền vững của các tiểu vùng trong khu vực, trong đó có Tiểu vùng Mekong, qua đó đóng góp tích cực cho ASEAN tự cường, thịnh vượng và phát triển bền vững, phát huy vai trò trung tâm tại khu vực. Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định quyết tâm xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển, cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Kết thúc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện gió, chuyển đổi số, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, đổi mới tài chính…, tạo cơ sở quan trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Singapore thời gian tới.

Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính
Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực của đất nước. Với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.