Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần tiếp tục tinh giản bộ máy, biên chế, giảm chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình và Bắc Kạn) sáng nay, 31.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không tinh gọn bộ máy sẽ không phát triển được, do đó, cần bảo đảm tinh gọn, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Cần các chính sách đặc thù để trở thành cực tăng trưởng

Cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, nội dung này đã có quá trình chuẩn bị rất lâu. Trung ương đã bàn bạc và thống nhất cho rằng, quan trọng nhất là có đủ các căn cứ và tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng thời, Nhà nước cũng phải tính toán cơ cấu vùng, khu vực để thành phố Huế trở thành một cực tăng trưởng của khu vực. Hiện nay, chúng ta có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, nếu Quốc hội thông qua Đề án này, cả nước sẽ có 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Các thành phố này đều đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10. Ảnh: Quang Khánh

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10. Ảnh: Quang Khánh

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý, đầu tư thành phố tức là đầu tư cho cực tăng trưởng của khu vực, do đó phải nghiên cứu, có những cơ chế, chính sách đặc biệt. Vì thành phố là cực tăng trưởng nên phải đi đầu trong đổi mới sáng tạo, thu chi ngân sách, đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời có những bước đi ban đầu để thử nghiệm những chính sách mới. Theo đó, những chính sách nào địa phương làm tốt thì nghiên cứu tổng kết để mở rộng ra cả nước.

Về mục tiêu phát triển, Tổng Bí thư lưu ý, cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển bền vững và hài hòa; "nếu thành phố cứ phát triển vùn vụt còn nông thôn càng khó khăn là không được, rồi người dân cứ ùn ùn đổ về thành phố".

Không tinh gọn bộ máy thì không thể phát triển được!

Cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nêu rõ, một số ĐBQH còn bày tỏ băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị và bộ máy quản lý nhà nước làm sao cho hiệu lực, hiệu quả.

Đây là vấn đề rất lớn và Trung ương đang tập trung bàn thảo làm sao để tinh gọn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước; và việc này phải bảo đảm không hình thức, đúng thực chất không chỉ cho thành phố Hải Phòng mà cho cả nước.

to-lam1.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Quang Khánh

Lưu ý điều này, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết số 17-NQ/TW về việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đánh giá, bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh phải sắp xếp, tinh gọn. Thời gian qua, chúng ta chủ yếu sáp nhập từ dưới lên, xã, huyện, một số bộ, ngành, vụ, cục, tổng cục. Trung ương tinh gọn thì địa phương sẽ tinh gọn, song cách thức tiến hành như thế nào là vấn đề rất lớn phải tính đến.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, các Nghị quyết của Đảng, của Trung ương mấy nhiệm kỳ gần đây đều nhất quán chủ trương về sự cần thiết tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đánh giá rõ kết quả đạt được, thì chúng ta phải xem xét, bàn kỹ lưỡng trong thời gian tới.

Nêu quan điểm "ở đâu cũng phải làm" và tới đây "Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu, Quốc hội gương mẫu, Chính phủ gương mẫu", Tổng Bí thư chỉ rõ, nếu không tinh gọn bộ máy thì không thể phát triển được. Thực tế, hiện nay khoảng 70% ngân sách dùng để chi trả lương, chi thường xuyên, đồng nghĩa tỷ lệ ngân sách chi cho đầu tư phát triển thấp...

"Chúng ta thấy vô cùng sốt ruột bởi bộ máy cứ phình lên; vì sao không thể tăng lương được là vì tăng lương thì ngân sách chi cho trả lương sẽ tăng lên đến 80 - 90%, không còn tiền ngân sách để chi cho các hoạt động khác". Chỉ rõ thực tế này, Tổng Bí thư đề nghị, trong bối cảnh tình hình khó khăn chung như hiện nay, chúng ta phải nhìn vào thực chất để tiếp tục tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.

to-lam7.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận ở Tổ 12. Ảnh: Quang Khánh

Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ rõ, hiện tổ chức bộ máy của nhiều bộ, ngành vẫn còn cồng kềnh, không rõ chức năng, nhiệm vụ, không phân cấp cho địa phương, dẫn tới cơ chế xin - cho và mất rất nhiều thời gian. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Những quan điểm này đã được cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật và cần sớm triển khai trong thực tiễn cuộc sống.

Đồng thời, cần rà soát lại tình trạng "một việc nhiều người làm, nhưng không ai chịu trách nhiệm chính"; đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền là phục vụ Nhân dân, Tổng Bí thư nói.

Qua rà soát cho thấy có tình trạng không muốn chuyển đổi số vì tâm lý lo ngại mất việc. Chỉ ra thực tế này, Tổng Bí thư đề nghị cần rà soát chi tiết, theo đó việc làm nào, hành vi nào, phục vụ gì và tạo điều kiện gì cho Nhân dân, có phục vụ Nhân dân tốt hơn hay không?

"Có nhiều nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi cải cách mạnh mẽ hơn thủ tục hành chính và giảm bớt bộ máy hành chính. Ví dụ, một tờ giấy khai sinh thôi, nhưng 5 - 6 cơ quan tham gia và người dân mất cả tuần đến 10 ngày để làm thủ tục. Tại sao không ở ngay trạm y tế có thể hoàn thành tất cả các thủ tục này? Khi đó, cán bộ tư pháp không còn phải làm những việc hành chính đơn thuần, mà thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn pháp luật, tư vấn luật pháp luật cho Nhân dân".

Với quan điểm như vậy, Tổng Bí thư lưu ý, Nghị quyết Trung ương đã nêu chủ trương, đường lối, nhưng cần phải trở thành cuộc cách mạng để thấm nhuần những tư tưởng này đến từng chi bộ, từng đảng viên; "nhiệm vụ tinh giản biên chế không chỉ là của Bộ Nội vụ, các cơ quan, bộ máy quản lý nhà nước…".

to-lam3.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận ở Tổ 12. Ảnh: Quang Khánh

Có cơ chế, chính sách khuyến khích để tăng năng suất lao động

Đề cập đến vấn đề năng suất lao động, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, một trong những chỉ tiêu không đạt trong nhiệm kỳ này là năng suất lao động. Mặc dù kinh tế đang phát triển nhưng năng suất lao động thực tế và chỉ số về phát triển lại đang có xu hướng giảm.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm dần, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Giai đoạn 2021 - 2025, ước tăng 4,8% (so với giai đoạn 2016 - 2018, tốc độ tăng trưởng đạt 6,1%). Như vậy, tốc độ tăng trưởng đang giảm xuống và mục tiêu đề ra là tăng trưởng ở mức 6,7% của giai đoạn này có nguy cơ không đạt.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của tăng năng suất lao động đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP, Tổng Bí thư chỉ rõ, tăng năng suất lao động có nghĩa là nâng cao tay nghề, ít người làm một công việc, làm công việc với hàm lượng khoa học công nghệ và có cách thức quản lý tốt...

to-lam4.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm với các ĐBQH tham gia thảo luận tại tổ 12. Ảnh: Quang Khánh

Do đó, phải có cơ chế, chính sách khuyến khích để tăng năng suất lao động. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, muốn phát triển bền vững, phải dựa vào nguồn lực sẵn có, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ và không có con đường nào khác là phải tăng năng suất lao động; huy động mọi người tham gia vào sản xuất, kinh doanh.

Chúng ta cần tận dụng tối đa thời kỳ "dân số vàng" để bước vào kỷ nguyên mới, bứt tốc đạt được mục tiêu đến năm 2045 là một nước phát triển có thu nhập cao. Muốn vậy, quy mô kinh tế sẽ tăng gấp ba lần và thu nhập bình quân đầu người cũng phải tăng gấp ba lần hiện nay, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Thời sự Quốc hội

Cần quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả tiền thuốc mà người bệnh tự mua vì bệnh viện không có
Thời sự Quốc hội

Cần quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả tiền thuốc mà người bệnh tự mua vì bệnh viện không có

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đề nghị bổ sung quy định về những trường hợp bệnh viện phải hoàn trả cho người bệnh tiền thuốc mà người bệnh phải tự mua vì bệnh viện không có.

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững
Thời sự Quốc hội

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ĐBQH Lê Tiến Châu cho rằng, sự phát triển của Hải Phòng trước hết là cho chính thành phố, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, “nếu được đại biểu Quốc hội ủng hộ, chúng tôi có hệ thống cơ chế chính sách đặc thù sẽ tạo nguồn năng lượng mới, động lực mới để thành phố phát triển một cách bền vững”.

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang
Thời sự Quốc hội

Cần sớm thống nhất mô hình chính quyền đô thị

Sáng 31.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương. Qua đó, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.

 Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ của Đoàn ĐBQH TP. HCM - T.Chi
Thời sự Quốc hội

Sớm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị

Thảo luận tại Tổ về Đề án của Chính phủ về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật về tổ chức chính quyền đô thị và Luật về đô thị đặc biệt nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi cả nước.

ĐBQH Thái Văn Thành (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho thành phố Huế

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang), sáng nay, 31.10, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. Đây không chỉ là sự chuyển dịch về không gian đô thị mà còn tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Quang cảnh Tổ 14 thảo luận Tổ
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 31.10, một số ĐBQH cho rằng, khi phát triển Huế thành trung tâm sẽ thu hút lớn lượng người di dân đến, tạo nên áp lực về an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm… Điều này đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc của Thừa Thiên Huế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là niềm tự hào của người Huế mà sẽ là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, chung sức xây dựng một thành phố cố đô, thành phố di sản văn hóa theo hướng bảo tồn, phát huy di sản cổ, bản sắc văn hóa cổ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tại Tổ 13 sáng 31.10
Thời sự Quốc hội

Cần cơ chế đột phá để Huế gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, bản sắc văn hóa

Các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là 2 yếu tố có vai trò quyết định trong việc đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, cần có chính sách, cơ chế đột phá để Huế gìn giữ di sản và phát huy bản sắc văn hóa. Đây cũng là trọng trách mà Đảng, Quốc hội và Nhân dân giao cho TP Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư
Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 quy định những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhưng không làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để bảo đảm khả năng huy động vốn thực hiện dự án nên không có cơ sở thẩm định. Do vậy, khi sửa đổi Luật Đầu tư, cần bổ sung quy định về tỷ lệ vốn này, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10 - ảnh T. Chi
Chính trị

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng. 

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.