Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo kiên trung, kiệt xuất, nhà văn hóa lớn của Việt Nam

Trong hai ngày 25-26.7, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước treo cờ rủ, tổ chức Lễ viếng và mở sổ tang để lãnh đạo các nước, bạn bè quốc tế và bà con kiều bào đến viếng, chia buồn với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam cũng như tình cảm tiếc thương trước sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Một nhà lãnh đạo tài năng, kiên trung

+ Tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Vientiane, CHDCND Lào, dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Lào đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandon xúc động ghi trong sổ tang: “Thay mặt Chính phủ nước CHDCND Lào, cũng như danh nghĩa cá nhân, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc và niềm tiếc thương vô hạn về sự ra đi mãi mãi của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã mất đi một Nhà Lãnh đạo tài năng, kiên trung". 

Thủ tướng Lào nhấn mạnh: Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến trọn cuộc đời, công sức và trí tuệ không biết mệt mỏi đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, lãnh đạo đất nước Việt Nam không ngừng phát triển. Đồng chí còn là nhà lãnh đạo tiên phong trong việc củng cố sự trong sạch tại các cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước, đội ngũ lãnh đạo và trong xã hội trên toàn hệ thống chính trị của Việt Nam; khẳng định đồng chí Nguyễn Phú Trọng mất đi không chỉ là mất mát to lớn và sự đau buồn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và của Nhân dân Việt Nam anh em, mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Lào các dân tộc chúng tôi cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo kiên trung, kiệt xuất, nhà văn hóa lớn của Việt Nam -0
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon và đoàn viếng dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

"Đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn luôn quan tâm, lo lắng và đóng góp tích cực vào việc phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp; tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự đồng sức đồng lòng của nhân dân Việt Nam anh em, các đồng chí sẽ biến nỗi đau này thành nguồn động lực mạnh mẽ trong việc tập hợp đoàn kết toàn dân, tiếp tục phát triển đất nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân giàu, nước mạnh trong tương lai gần”, Thủ tướng Lào xúc động viết. 

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Bounthong Chitmany dẫn đầu đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo kiên trung, kiệt xuất, nhà văn hóa lớn của Việt Nam -0
Thường trực Ban Bí thư Lào Bounthong Chitmany và đoàn viếng dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Ghi sổ tang, Phó Chủ tịch nước Bounthong Chitmany xúc động bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng; nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào ghi nhớ công ơn và sự đóng góp to lớn, quý báu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong việc củng cố, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nhà nước và Nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào trong suốt thời gian qua. 

+ Tại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, Đoàn cấp cao Hoàng cung Campuchia, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Thượng viện, Quốc hội và các cơ quan bộ, ngành Campuchia... đã đến ghi sổ tang, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chia buồn sâu sắc với Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Dẫn đầu đoàn cấp cao đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng cao cấp phụ trách công tác Hoàng cung Campuchia Kuy Sophal chuyển thư chia buồn của Quốc vương Norodom Sihamoni đến Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo kiên trung, kiệt xuất, nhà văn hóa lớn của Việt Nam -0
Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Heng Samrin dẫn đầu đoàn cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia. Ảnh: TTXVN

Chia sẻ với Đại sứ Việt Nam tại lễ viếng, Bộ trưởng cao cấp Kuy Sophal thành kính chia buồn và trân trọng chuyển lời chia buồn của Quốc vương Norodom Sihamoni và Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk đến lãnh đạo và Nhân dân Việt Nam về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bạn rất thân thiết của nhân dân Campuchia, Quốc vương và Hoàng Thái hậu. 

Dẫn đầu đoàn cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch danh dự CPP Samdech Heng Samrin bày tỏ đau buồn và tiếc thương vô hạn, thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. 

Trong thông điệp chia buồn ghi trong sổ tang, Chủ tịch danh dự CPP nêu rõ: “Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đã trọn đời hy sinh cho nền độc lập, hòa bình và phát triển của đất nước Việt Nam là một mất mát to lớn. Tổng Bí thư là một người bạn thân thiết, gắn bó từ lâu của Campuhia, có đóng góp to lớn trong việc tăng cường tình hữu nghị anh em, cũng như quan hệ hợp tác gắn bó mật thiết giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước”. 

Dẫn đầu đoàn cấp cao hai cơ quan lập pháp Campuchia đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Quyền Chủ tịch Thượng viện Campuchia Prak Sokhonn viết: “Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự mất mát một nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đã trọn đời đấu tranh vì nền độc lập, hòa bình và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam. Tổng Bí thư là nhà lãnh đạo rất có năng lực và là người bạn rất tốt của Campuchia, có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao quan hệ hợp tác và thắt chặt tình hữu nghị giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước. Công lao, uy tín và sự dũng cảm cao quý của Tổng Bí thư sẽ được ghi nhận, mãi ghi nhớ và tôn kính trong trái tim nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân Campuchia và người dân trên toàn thế giới”. 

Còn Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary nhận định: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, đã nỗ lực và để lại nhiều thành tựu, di sản vô giá. Hơn thế nữa, Tổng Bí thư có tầm nhìn xa, trông rộng và có quyết tâm kiên định trong việc thúc đẩy, đạt được thành quả trong phát triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa thể chế ở Việt Nam”... 

+ Tại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh, đại diện Đảng Cộng sản Anh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bản địa, đại sứ quán nhiều nước, các hội đoàn người Việt, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Anh cùng đông đảo bạn bè quốc tế... đã tới dự Lễ viếng, ghi sổ tang, tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bày tỏ niềm tiếc thương và chia sẻ những ấn tượng tốt đẹp về nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Chia sẻ với phóng viên tại Anh, Đại sứ Lào tại Anh Douangmany Gnotsyoudom, khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo chân chính đã cống hiến trọn đời cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đời sống người dân Việt Nam được cải thiện trong khi chính sách "ngoại giao cây tre" giúp Việt Nam duy trì được quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước, trong đó có các cường quốc trên thế giới. 

Đại sứ Douangmany Gnotsyoudom ca ngợi những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện và hiểu biết sâu sắc giữa Việt Nam và Lào. "Sự ra đi của đồng chí không chỉ là tổn thất lớn đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mà Đảng và Nhà nước Lào cũng mất đi một người bạn tốt, thân thiết và tin cậy", Đại sứ nói.

Một chính trị gia kiệt xuất, một nhân cách lớn!

+ Tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng dẫn đầu cùng đại diện các hội đoàn người Việt Nam tại Pháp; các phái đoàn ngoại giao, các Đại sứ quán nước ngoài tại Pháp; đảng viên, sinh viên Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Pháp... đã đến viếng, bày tỏ sự kính trọng và niềm tiếc thương sâu sắc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Với tình cảm xúc động và tấm lòng thành kính, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng viết trong sổ tang: "Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, nhà văn hóa lớn, người lãnh đạo toàn tâm, toàn ý xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn ngành văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam nguyện đoàn kết, nỗ lực cao, quyết tâm thực hiện di sản về văn hóa mà Tổng Bí thư để lại". 

Trong bức thư chia buồn gửi tới Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh giá: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người phụng sự vĩ đại của Nhân dân Việt Nam. Trong suốt những năm tháng cống hiến cho những lý tưởng và cho Tổ quốc mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra sức phấn đấu bảo vệ chủ quyền của đất nước, có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và cho mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp”. 

Chia sẻ với phóng viên tại Pháp, nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam tại Pháp (AAFV) Gérard Daviot cho biết, mới chỉ được gặp Tổng Bí thư một lần nhưng ông rất ấn tượng về tính nhân văn, sự nhiệt tình và những dấu ấn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đạt được khi theo đuổi sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Tổng Bí thư coi như kim chỉ nam hành động. 

“Chúng ta phải tri ân Tổng Bí thư về những điều ông đã làm để đất nước Việt Nam được phát triển như ngày nay, được công nhận trên trường quốc tế. Lãnh đạo đất nước gần 100 triệu dân, đông dân thứ 13 trên thế giới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện được nhiều cuộc cải cách, từ giáo dục trẻ em đến xóa đói giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi dân tộc. Đặc biệt, Tổng Bí thư là một người năng động và kiên quyết trong cuộc chiến chống tham nhũng... Ông đã mạnh mẽ đấu tranh chống lại tệ nạn này và hy vọng những người kế nhiệm của ông cũng như Chính phủ Việt Nam tiếp tục sự nghiệp này để Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới", ông Gérard Daviot bày tỏ. 

Bày tỏ lời chia buồn sâu sắc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Ưu tiên châu Phi và Quan hệ Đối ngoại Firmin Edouard Matoko cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một chính trị gia kiệt xuất, một nhân cách lớn, người đã phấn đấu không ngừng cho hòa bình, không chỉ của Việt Nam mà cho cả thế giới, người đã luôn ủng hộ các sáng kiến của UNESCO. Ông hy vọng, tấm gương Tổng Bí thư sẽ được phát huy khắp nơi trên thế giới. 

+ Tại Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, đại diện chính quyền và các bộ, ngành của Iran cũng như nhiều phái đoàn ngoại giao quốc tế tại quốc gia Trung Đông này đã đến viếng, chia buồn và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo kiên trung, kiệt xuất, nhà văn hóa lớn của Việt Nam -0
Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN 

Thay mặt Chính phủ và Nhân dân Iran tới viếng và ghi sổ tang, Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo xuất sắc, luôn coi phục vụ nhân dân là ưu tiên hàng đầu. Ông đã đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp Đổi mới và phát triển của Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực, nhất là kinh tế-xã hội và đối ngoại". 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo kiên trung, kiệt xuất, nhà văn hóa lớn của Việt Nam -0
Thứ trưởng Quốc phòng Iran Seyyed Hamzeh Ghalandari ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Cùng ngày, Thứ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Seyyed Hamzeh Ghalandari; Thứ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Cơ quan Xúc tiến Thương mại Iran (TPO) Mehdi Zeyghami; Thứ trưởng Di sản Văn hóa, Du lịch và Thủ công mỹ nghệ Iran Ali Asghar Shalbafian; Phó Chủ nhiệm thứ nhất Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại của Hội đồng Tư vấn Hồi giáo Iran Abbas Moghtadaei đã đến viếng và ghi sổ tang. 

Các quan chức Iran bày tỏ niềm thương tiếc và gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự mất mát to lớn này.

Đại sứ các nước Trung Quốc, Cuba, Nhật Bản, Brunei, Malaysia, Philippines, Thái Lan Australia, Syria; cộng đồng người Việt Nam ở Iran, Hội hữu nghị Iran-Việt Nam và một số doanh nghiệp, tổ chức của Iran... cũng đã đến viếng và ghi sổ tang tại Đại sứ quán.

+ Tại Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina, ngay sau Lễ mở sổ tang, đại diện Bộ Ngoại giao Argentina; đại diện Đại sứ quán Cuba, Brazil, Hoa Kỳ, Indonesia, Thái Lan, Đại sứ quán Vatican, Iran, Croatia, Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam, Phòng thương mại châu Á, cựu cán bộ ngoại giao Argentina tại Việt Nam và bạn bè nước sở tại... đã đến viếng và ghi sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo kiên trung, kiệt xuất, nhà văn hóa lớn của Việt Nam -0
Đại sứ Việt Nam tại Argentina ghi sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cuba tại Argentina Leonardo Baster ghi sổ tang: “Thay mặt Chính phủ và nhân dân Cuba, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất trước sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam anh hùng, người bạn thân thiết của Cuba. Trong sự nghiệp chính trị, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn nỗ lực không mệt mỏi để củng cố mối quan hệ gắn kết giữa nhân dân Cuba và nhân dân Việt Nam. Vinh quang đời đời tấm lòng thủy chung và tình hữu nghị của đồng chí Nguyễn Phú Trọng!”. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo kiên trung, kiệt xuất, nhà văn hóa lớn của Việt Nam -0
Đại diện Tòa thánh Vatican tại Argentina ghi sổ tang. Ảnh: Ngọc Tùng/TTXVN

Trong sổ tang, đại diện Tòa thánh Vatican tại Argentina gửi lời chia buồn sâu sắc tới nhân dân Việt Nam và gia đình Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đồng thời đánh giá cao vai trò của Tổng Bí thư trong việc thúc đẩy “phát triển tích cực mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican”.

+ Tại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ kiêm nhiệm Đại công quốc Luxembourg - Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU), đại diện Hoàng gia Bỉ, các chính khách, các nhà ngoại giao, đại diện các cơ quan ngoại giao tại Bỉ, Luxembourg và EU, cộng đồng người Việt, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Bỉ... đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng thư ký Hoàng gia Bỉ Dominique Mineur, bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc và cho rằng sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự mất mát lớn của Nhân dân Việt Nam...

Theo dòng sự kiện

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội", lãnh đạo bộ, ngành, tập đoàn và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu, không chỉ đối với Quốc hội Việt Nam mà với tất cả Quốc hội và các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội cần quyết liệt, khẩn trương và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Quốc hội số - nhiệm vụ không thể chậm trễ!

“Hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn
Chính trị

Sẵn sàng để đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia trở nên mạnh mẽ hơn

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia. Nhân dịp này, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm và quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia.

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 9 – 11.3. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia
Chính trị

Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9 đến 13.3.2025.

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động

Ngày 28.2 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó có yêu cầu rất quan trọng, đó là nghiên cứu, đề xuất sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong tình hình mới.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Theo dòng sự kiện

Thời điểm chín muồi để không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

Theo GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra tại Kết luận số 127-KL/TW rất triệt để, có tính cách mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nguyện vọng của các nhà khoa học và nhân dân. Do đây là công việc hệ trọng, nên việc thực hiện cần được tiến hành một cách chắc chắn với quyết tâm cao và từng bước cụ thể gồm sắp xếp, vận hành và phát huy hiệu quả của bộ máy mới.