Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt doanh nghiệp Ireland

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, sáng 3.10, tại Thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp mặt các doanh nghiệp Ireland. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Hoạt động này do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh, kiêm nhiệm Ireland, Tổ chức Doanh nghiệp Ireland trực thuộc Chính phủ Ireland và Phòng Thương mại thành phố Dublin tổ chức. Chủ tịch, Tổng Giám đốc, lãnh đạo 15 tập đoàn lớn nhất Ireland đã bày tỏ quan tâm và đầu tư vào Việt Nam, tập trung 4 lĩnh vực hợp tác mũi nhọn, đầy tiềm năng bao gồm: công nghệ cao, nông nghiệp, công nghiệp - năng lượng, y tế tham dự.

Trong không khí cởi mở, thân thiện, tại cuộc gặp mặt, đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp của Ireland đã chia sẻ thông tin về các dự án đầu tư, kinh doanh đã và đang được triển khai, cũng như các ý tưởng mong muốn được triển khai trong thời gian tới tại Việt Nam, kiến nghị về cách thức nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa hai nước.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh, kiêm nhiệm Ireland đã phối hợp với các tổ chức doanh nghiệp của Ireland đã tổ chức cuộc gặp với các doanh nghiệp.

Qua phần trao đổi của các doanh nghiệp Ireland, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy nhiều doanh nghiệp Ireland đã có các dự án đầu tư hiệu quả và gặt hái thành công nhất định trong nhiều lĩnh vực, tại một số địa phương của Việt Nam. Đối với các nhóm liên quan đến các lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, chuyển đổi năng lượng, công nghiệp phát thải thấp và nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học hay bán dẫn tại Việt Nam, đây cũng là những ngành mà Việt Nam định hướng tập trung ưu tiên phát triển trong thời gian tới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chia sẻ cảm nhận được năng lượng, nhiệt huyết của cộng đồng doanh nghiệp Ireland trong quyết tâm đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại và đầu tư với Việt Nam trong thời gian tới; thấy rằng con số 41 dự án đầu tư FDI với số vốn 60,82 triệu USD của Ireland tại Việt Nam như hiện nay là còn khiêm tốn so với tiềm năng hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong suốt 4 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã liên tục nỗ lực đổi mới, mở cửa và hội nhập, từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên lọt vào Top 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại trong Top 20 trên thế giới, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc tế với 16 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) mà Ireland là một thành viên.

Việt Nam là số ít trong các nền kinh tế có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao qua nhiều năm kể cả trong thời gian kinh tế thế giới khó khăn vì dịch bệnh hay xung đột thương mại, địa chính trị. Thực tế, GDP năm 2023 đạt trên 430 tỷ USD tăng trưởng 5,05% và dự kiến năm 2024 đạt 6,0 - 6,5% trong năm.

Môi trường đầu tư của Việt Nam không ngừng được cải thiện, tiếp tục được cộng đồng quốc tế, nhà đầu tư đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng và môi trường kinh doanh. Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn với sự hiện diện của nhà đầu tư đến từ 141 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 40.500 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 484,7 tỷ USD. Việt Nam đã được đưa vào danh sách Top 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.

Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Ireland đạt được nhiều thành tựu quan trọng, ngày càng được củng cố và tăng cường trên mọi lĩnh vực. Riêng về kinh tế thương mại, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng 2,5 lần chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây bất chấp những biến động từ nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua.

Ireland là đối tác thương mại lớn thứ 6 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Hai nước cùng hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD theo hướng công bằng và bền vững hơn vào năm 2026 khi hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Việt Nam chủ trương tận dụng hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao.

Với tầm nhìn dài hạn trên, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc hướng đến phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Theo đó ưu tiên các dự án công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen), công nghệ sinh học, y tế, trung tâm tài chính quốc tế, thương mại dịch vụ hiện đại, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động nghiên cứu và phát triển...

Trước bối cảnh và cơ hội mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng tiềm năng hợp tác của hai nước còn rất phong phú, cần tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa bởi nội lực dồi dào của mỗi bên cũng như sức sống của thời đại mới, thời đại của cách mạng khoa học công nghệ, của sự liên kết, hội nhập sâu rộng trên toàn thế giới.

Gợi mở một số định hướng hợp tác trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland, với năng lực, nguồn lực của mình, tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp đã triển khai dự án tại Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng dự án hợp tác.

Đối với các công ty đang nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam, mong muốn các công ty ưu tiên, chọn lựa Việt Nam làm điểm đến chiến lược để đầu tư, xây dựng cơ sở, một mặt cung cấp sản phẩm sản xuất cho thị trường trong nước, mặt khác có thể tận dụng ưu đãi từ hệ thống các Hiệp định thương mại tự do hiện có của Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn chào đón và hoan nghênh các doanh nghiệp Ireland mở rộng hợp tác.

Đối với cụ thể các kiến nghị của doanh nghiệp Ireland, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định các cơ quan phía Việt Nam luôn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Ireland đầu tư kinh doanh có hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn doanh nghiệp Ireland quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị; thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh với tinh thần hiệu quả, bền vững, trách nhiệm xã hội cao, bảo vệ môi trường, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, tập trung vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi quản trị toàn cầu của Việt Nam. Cùng với sự chung tay và nỗ lực của hai phía, sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công trong tương lai, cùng hướng tới một tương lai phát triển ổn định, thịnh vượng và bền vững giữa hai nước.

baotintuc.vn

Chính trị

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Lựa chọn các nội dung kiểm toán trọng tâm, trọng điểm, có tác động lan tỏa

Chiều 3.10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 25, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thẩm tra Báo cáo về công tác năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước, dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc về Đề án Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

Chiều 3.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì làm việc với Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan về Đề án Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả.

Toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Phiên họp thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng

Chiều 3.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng chủ trì Phiên họp thứ Nhất. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng…

Tổng thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trực tiếp quán triệt, thông tin về kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Thời sự Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10, Khóa XIII

Chiều 3.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam làm việc với Văn phòng Tổng Kiểm toán Canada, Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada
Chính trị

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam làm việc với Văn phòng Tổng Kiểm toán Canada, Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada

Nhân chuyến thăm và làm việc tại Canada, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Văn phòng Tổng Kiểm toán Canada (OAG) và Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF).

Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 3: Đổi mới phương thức lãnh đạo - nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng nữa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đó là đổi mới và thực thi nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc căn bản quán xuyến toàn bộ việc hoạch định và xác quyết đường lối chính trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đường lối chính trị, đường lối tổ chức và đường lối cán bộ là 3 trong số những quyết định khó khăn nhất nhưng quyết định nhất của nội dung cầm quyền mà phương thức lãnh đạo, cầm quyền phải thực thi bảo đảm công cuộc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thành công.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Tài chính - Ngân sách thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật

Sáng 3.10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 25, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Tài chính - Ngân sách tiến hành thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế hoạch; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.

Hội nghị bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách đối với một số chế định bảo đảm việc làm cho người lao động
Thời sự Quốc hội

Bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách với một số chế định bảo đảm việc làm cho người lao động

Ngày 3.10, tại thành phố Huế, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng "Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số chế định bảo đảm việc làm cho người lao động", cho 115 đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.