Tôn trọng đa dạng văn hóa, tạo lợi thế phát triển bền vững

Lưu giữ, trao truyền, lan tỏa nét đẹp truyền thống; tôn trọng, thúc đẩy đa dạng văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tạo lợi thế để hướng tới phát triển bền vững. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chia sẻ trước phiên thảo luận chuyên đề “Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững” trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 vào chiều 16.9.

ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh):
Giới trẻ làm thay đổi tư duy về bảo tồn văn hóa

Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập sâu rộng, chủ yếu là giữ vững những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, sử dụng văn hóa làm động lực và sức mạnh để phát triển đất nước cũng như quảng bá hình ảnh con người Việt Nam ra thế giới. Thế hệ trẻ là những người được hưởng lợi từ các giá trị văn hóa và là đối tượng có khả năng sáng tạo lớn nhất, tiềm năng nhất và đông đảo nhất, có trách nhiệm cao trong việc tạo ra những sản phẩm văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Lưu giữ và lan tỏa đa dạng văn hóa các dân tộc -1
ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh)

Mặc dù sự tiếp cận với văn hóa nước ngoài của giới trẻ ngày càng dễ dàng, nhưng điều này không khiến họ quên đi văn hóa dân tộc mình và muốn tham gia bảo tồn những giá trị văn hóa đó. Hiện có rất nhiều người trẻ đam mê và hứng thú với việc bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam thông qua ứng dụng số hóa. Bên cạnh lưu giữ tốt hơn, số hóa cũng là một cách tự nhiên để lan tỏa tình yêu đối với văn hóa truyền thống đến các bạn trẻ.

Tôi rất đồng tình với một số hoạt động, dự án của giới trẻ gần đây về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống theo cách đương đại. Các em ở góc độ nào đó đã làm thức tỉnh, thay đổi tư duy về bảo tồn văn hóa. Thực tế, chúng ta từng chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm văn hóa hiện đại được tạo ra bằng cách khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống. Ngoài ra, giới trẻ tiên phong trong thử nghiệm và phát triển các loại hình văn hóa mới như nghệ thuật số và nghệ thuật truyền thông, đóng góp vào sự giàu có của kho tàng văn hóa Việt Nam. Những hoạt động, dự án này đã tạo nên sự thu hút mạnh mẽ, đưa văn hóa truyền thống đến gần với chính họ và cộng đồng xã hội.

Những năm qua, các cấp, ngành và mỗi người dân Bắc Ninh không ngừng quan tâm gìn giữ, phát huy, bồi đắp mạch nguồn văn hóa của ông cha. Các chính sách của tỉnh luôn chú trọng tạo môi trường, hệ sinh thái thuận lợi cho văn hóa và đa dạng văn hóa. Đặc biệt, thế hệ trẻ được giáo dục phải luôn trân trọng, tự hào về truyền thống văn hóa, từ đó có nhận thức tích cực, nêu cao trách nhiệm trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo tinh hoa văn hóa thế giới trong thời kỳ hội nhập.

ĐBQH Phúc Bình Niê Kdăm (Đắk Lắk):
Học tập, trải nghiệm, kết nối với văn hóa dân tộc

Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, là nơi hội tụ, sinh sống đoàn kết của 49/54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngoài những nét văn hóa truyền thống, đặc sắc của các dân tộc bản địa như Ê-đê, M’nông, Gia Rai còn có sự hiện diện văn hóa truyền thống của các dân tộc Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mông, Dao, Khmer, Chăm, Hoa… đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Chính điều này đã tạo cho Đắk Lắk một nền văn hóa đa dạng, phong phú. Chính sự đa dạng bản sắc này trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của địa phương và cả vùng Tây Nguyên.

Lưu giữ và lan tỏa đa dạng văn hóa các dân tộc -4
ĐBQH Phúc Bình Niê Kdăm (Đắk Lắk). Ảnh: Lâm Hiển

Tỉnh Đắk Lắk luôn xác định bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt trong chiến lược phát triển văn hóa của địa phương, là sự nghiệp lâu dài của nhân dân trên địa bàn, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số là trung tâm, là chủ thể của mọi hoạt động.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của văn hóa và lối sống hiện đại nên các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng, không gian nhà dài, bến nước, nương rẫy... của đồng bào các dân tộc thiểu số đang thay đổi nhanh chóng, có nguy cơ mất dần. Sự phát triển của các loại hình văn hóa hiện đại, truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa truyền thống. Một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số không quan tâm đến văn hóa truyền thống của dân tộc mình... Đây là thực trạng nhức nhối, cần có các giải pháp căn cơ để giới trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, giải pháp để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Ví dụ, năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, từ đó đến nay, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành 4 nghị quyết của các giai đoạn về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng.

Riêng giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã cấp phát 151 bộ chiêng và 283 bộ trang phục truyền thống cho cộng đồng ở buôn làng và học sinh, sinh viên một số trường học trên địa bàn; tổ chức truyền dạy diễn tấu cồng chiêng cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên; dạy chỉnh chiêng cho các nghệ nhân trẻ.

Gần đây nhất là Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022 - 2025 với mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu có 100% trường dân tộc Nội trú tổ chức hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng; 100% học sinh các trường dân tộc nội trú mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình vào những dịp lễ, kỷ niệm quan trọng của đất nước, địa phương, đơn vị và cộng đồng.

Ngoài ra, tỉnh cũng đầu tư nhiều kinh phí cho sưu tầm, ghi chép, thống kê, lưu giữ các bài chiêng cổ, hệ thống nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các dân tộc tại chỗ; phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam mở các lớp truyền dạy sử thi và nghệ thuật hát kể sử thi cho con em đồng bào dân tộc.

Nhờ các chính sách này, thế hệ trẻ được học tập, trải nghiệm, kết nối với hồn cốt, tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Từ đó các em có ý thức trân trọng, phát huy những giá trị văn hóa mà ông cha để lại, nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng xây dựng quê hương đất nước. 

ĐBQH Nàng Xô Vi (Kon Tum):
Đẩy mạnh giáo dục văn hóa dân tộc

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất. Bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, vận hành nối liền các thế hệ.

Lưu giữ và lan tỏa đa dạng văn hóa các dân tộc -3
Trường PTTH dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum gắn giáo dục với giữ gìn đa dạng văn hóa dân tộc

Mỗi học sinh trường phổ thông trung học dân tộc nội trú là đại diện văn hóa của một vùng quê, một dân tộc. Tại Trường PTTH dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum, thầy và trò luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển giáo dục là gắn với giữ gìn đa dạng văn hóa, thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động chuyên đề theo tháng, theo tuần và hàng ngày cho học sinh.

Ví dụ, nhân Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, thông qua các hoạt động trò chơi dân gian, thực hành chế biến ẩm thực, biểu diễn văn nghệ và múa cồng chiêng hay trình diễn các trang phục dân tộc… học sinh được thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các giá trị văn hóa của dân tộc khác. Qua đó, các em thêm hiểu biết, trân quý văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Cũng từ đó, giúp các em nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với việc gìn giữ văn hóa dân tộc nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

Lưu giữ và lan tỏa đa dạng văn hóa các dân tộc -0
ĐBQH Nàng Xô Vi (Kon Tum). Ảnh: Hồ Long

Tôi cho rằng, mỗi trường học có đặc thù riêng cũng như đối tượng học sinh mỗi vùng mỗi khác. Để bảo đảm đa dạng văn hóa dân tộc trong các trường học, cần lấy người học làm trung tâm trong giáo dục văn hóa dân tộc. Các em là nhân tố quyết định vấn đề bảo tồn, phát huy văn hóa của dân tộc mình và nhân rộng trong trường học. Nhà trường và xã hội là yếu tố cần để các em phát huy tốt hơn. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa tới giáo dục để có nguồn lực phát triển văn hóa một cách tốt nhất.

ĐBQH Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên):
Tạo lợi thế để phát triển

Cùng với sự phát triển chung của xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa cộng đồng. Một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc đứng trước nguy cơ mai một và dần bị pha tạp. Vì vậy, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Lưu giữ và lan tỏa đa dạng văn hóa các dân tộc -0
ĐBQH Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) 

Điện Biên có 19 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự phong phú và đa dạng về các loại hình di sản văn hóa của các dân tộc trong tỉnh. Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc tên địa bàn tỉnh gắn với xây dựng và phát triển con người văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tỉnh ủy Điện Biên đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 29.7.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngoài ra tỉnh cũng tăng cường đầu tư nghiên cứu, bảo tồn văn hóa truyền thống như: trang phục, ngôn ngữ, lễ hội, ẩm thực, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian...; nâng cao vai trò của các nghệ nhân trong bảo tồn các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, từ đó tạo ra sinh kế cho người dân, giúp họ có ý thức hơn trong bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chẳng hạn, vừa qua Bản du lịch cộng đồng Nà Sự thuộc xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ trở thành bản du lịch cộng đồng đầu tiên trên cả nước được số hóa toàn diện, giúp khách được giới thiệu cho từng điểm đến, từng giá trị văn hóa riêng biệt. Ở Nà Sự, 100% hộ dân vẫn giữ được ngôi nhà sàn truyền thống và bảo tồn được những nét đặc trưng trong ngôi nhà sàn của người Thái Trắng. Điều đáng nói là nếp sống sinh hoạt trong nhà sàn của người Thái nơi đây là cả một câu chuyện về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào.

Bên cạnh đó, hàng năm, tỉnh tổ chức cho nghệ nhân là người dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động, sự kiện văn hóa của Trung ương như: các hoạt động tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái, Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông, Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Ngày hội Văn hóa Việt - Lào... Qua đó, các nghệ nhân đã trình diễn, giới thiệu về bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên tới công chúng như: một số nghi lễ, lễ hội, trang phục, ẩm thực, nghệ thuật trình diễn dân gian như điệu múa xóa Thái, múa khèn Mông, múa thẩm đao đao của người Khơ Mú...

Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc còn nhiều khó khăn. Bởi Điện Biên là tỉnh nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào Trung ương. Bên cạnh tình trạng di cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định an ninh, trật tự xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc.

Thời gian tới, tôi mong Chính phủ ưu tiên, tăng ngân sách Trung ương hỗ trợ Điện Biên tiếp tục thực hiện Chương trình bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc; Đề án bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương thì rất cần sự chung tay giữ gìn của mỗi cá nhân, cộng đồng các dân tộc.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ vừa góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, vừa tạo ra được những lợi thế để phát triển du lịch, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiên tiến, đậm bản sắc.

Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Tin ở giáo viên
Văn hóa - Thể thao

Tin ở giáo viên

Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10.1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được”.

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”
Giáo dục

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”

“Hội sách Kỹ Nghệ II” do Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tổ chức từ ngày 19 - 21.11, nhằm lan tỏa văn hóa đọc tới hàng nghìn học sinh, sinh viên đang theo học tại trường.