Tôn sư trọng đạo được củng cố, chất lượng giáo dục sẽ cải thiện!

Theo chuyên gia, khi tinh thần tôn sư trọng đạo được củng cố,  sẽ lan tỏa trở thành một bầu không khí tôn trọng và đánh giá cao công tác giáo dục. Điều này thúc đẩy các phong trào xã hội hóa giáo dục và tinh thần học tập suốt đời của các cá nhân.

z6049965637850-e351c075119ad5d1aaff752efc9ff373.jpg

Truyền thống tốt đẹp, xuyên suốt các giai đoạn lịch sử

Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngay từ khi đất nước ta có nền giáo dục chính thống thì truyền thống “tôn sư” (tức là tôn trọng thầy), “trọng đạo” (tức là trọng đạo lý của Thánh hiền, hay suy rộng ra là đạo làm người) do nền giáo dục mang lại đã được xây dựng và tồn tại mãi trong lịch sử cho đến tận ngày nay.

Nền giáo dục chính thống của nước ta có thể tính từ khi bắt đầu nền giáo dục Nho giáo chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc (tức bắt đầu từ thế kỷ thứ 11); hoặc từ thời điểm những năm 1070 - 1075, khi nước ta xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ Khổng Tử và tổ chức Khoa thi Minh kinh bác học - mở đầu lịch sử khoa bảng. Như vậy có nghĩa, chúng ta đã có một nền giáo dục với bề dày khoảng 1.000 năm, đã đào tạo ra rất nhiều bậc minh quân, những nhà trí thức có nhân cách, phục vụ cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước trong 1.000 năm qua, cũng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh để giành và giữ gìn độc lập dân tộc.

PGS.TS Lê Quý Đức khẳng định, nền giáo dục chính thống của chúng ta đã đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Giáo dục như một sự trao truyền văn hóa, trao truyền phẩm chất con người, trao truyền những phẩm chất đẹp của một dân tộc từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Một dân tộc phải có trình độ văn hóa, văn minh nhất định.

Để trao truyền những phẩm chất, giá trị, thành tựu văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau; để xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước và để cho con người chung sống với nhau tốt đẹp, không thể có phương thức trao truyền văn hoá nào ưu trội hơn giáo dục. Giáo dục là phương thức ưu trội nhất, mang tính xã hội rộng rãi.

“Một dân tộc mà không có nền giáo dục thì bao nhiêu những vốn quý của dân tộc đó không được trao truyền đầy đủ và không được nhân lên. Không có giáo dục cũng không thể làm cho con người sống với nhau tốt đẹp. Vậy thì có thể nói, truyền thống “tôn sư trọng đạo” hay tôn vinh nền giáo dục của dân tộc ta là truyền thống tốt đẹp, từ xa xưa đến ngày nay lại càng tốt đẹp hơn”, PGS.TS Lê Quý Đức phân tích.

PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, với truyền thống tốt đẹp như “tôn sư trọng đạo”, quan trọng là phải trao truyền truyền thống ấy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trao truyền cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.

Theo đó, trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải dạy cho con cháu ý thức tôn trọng người dạy mình và tôn trọng “đạo” - tức là những giá trị khoa học, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa được trao truyền chứ không chỉ là giá trị tri thức. Tri thức rất quan trọng, nhưng “đạo” mang nghĩa rộng hơn, gồm cả tri thức, đạo đức và trách nhiệm làm người của mỗi cá nhân trong xã hội. Thế hệ trước cần trao truyền cho thế hệ sau. Thế hệ trước tôn trọng người dạy mình thì thế hệ sau cũng tôn trọng và tiếp tục trao truyền đến sau này.

Với xã hội, cần tôn vinh nền giáo dục, tôn vinh người làm giáo dục chân chính - những nhà giáo, những nhà quản lý giáo dục. Sự tôn vinh ấy có thể theo nhiều phương tiện: tôn vinh về mặt vật chất, làm sao cho họ ít nhất có đời sống tốt; tôn vinh bằng việc đánh giá, tôn trọng nghề giáo.

Bên cạnh đó, bản thân người làm giáo dục cũng cần tự tôn vinh mình, với những phẩm chất tốt đẹp của mình, nêu gương trước với học trò, nêu gương trước xã hội. Mỗi nhà giáo trước hết phải là người thầy có đạo đức, có thái độ chính trị, phải có tinh thần yêu đất nước, yêu thương con người. Trong nhà trường, học trò phải tôn vinh thầy, thầy cũng phải tự gương mẫu và tự tôn trọng mình.

z3895084122673-28f5778c0cbcf252e-1668913479696.jpg
Giáo viên cắm bản, đồng hành cùng học sinh Vân Kiều nơi biên giới (Ảnh: Minh Châu)

Củng cố tinh thần tôn sư trọng đạo trong bối cảnh mới

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhấn mạnh ý nghĩa tốt đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo đó, trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, tôn sư trọng đạo luôn là một truyền thống văn hóa, một nét đẹp đạo đức quý báu của người Việt, góp phần tạo nên những con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, lễ nghĩa, hiếu học và xả thân vì lẽ phải.

Truyền thống đó vẫn luôn được tiếp nối đến ngày nay khi xã hội và Nhà nước luôn quan tâm đến ngành giáo dục và đội ngũ giáo viên. Giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu, tiền lương của nhà giáo đang được cân nhắc ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Các gia đình cũng ngày càng coi trọng và đầu tư cho việc học hành của con em mình. Ở bất cứ nơi đâu, người thầy đều được vinh danh là “kỹ sư tâm hồn”, “người mẹ thứ hai”. Nghề giáo luôn được xem là “nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”.

Tuy nhiên, ông cho rằng trong những năm qua, truyền thống tôn sư trọng đạo trong xã hội cũng có những dấu hiệu bị mai một. Những biểu hiện của sự mai một thể hiện qua những hành vi ứng xử vi phạm đạo đức thầy trò, thiếu tôn trọng và lễ độ với thầy cô giáo.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm truyền thống tôn sư trọng đạo. Trong đó, có nguyên nhân đến từ việc nhiều thầy cô giáo chưa thực sự là tấm gương tốt để định hướng giáo dục học trò.

Bên cạnh đó, vòng quay của “cơm áo gạo tiền” cùng sự đãi ngộ chưa tương xứng với tầm quan trọng của nghề nghiệp khiến xã hội có phần đánh giá sai lệch về vị thế nghề giáo. Nhiều thầy cô do những áp lực của cuộc sống, buộc phải làm thêm khiến chính họ mất đi thời gian, sức lực mà đáng lẽ phải dành cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng làm suy giảm uy tín, hình ảnh người giáo viên trong thang bậc nghề nghiệp của xã hội.

Cũng không loại trừ việc lan truyền những thông tin hình ảnh tiêu cực về trường hợp cá biệt một giáo viên trên mạng xã hội một cách thiếu ý thức và tính xây dựng, cũng để lại những ấn tượng xấu làm giảm sự tôn trọng đối với nghề.

Về phía gia đình, các bậc phụ huynh ngày càng trở nên bận rộn và có xu hướng ít tham gia, hỗ trợ giáo viên quản lý hành vi của con em. Điều này khiến giáo viên càng chịu nhiều áp lực của việc phải quản lý lớp học và duy trì kỷ luật trong bối cảnh không thể sử dụng kỷ luật truyền thống, nhưng cũng chưa thực sự thành thạo với các hình thức kỷ luật tích cực. Họ trở nên cô đơn, bất lực và kiệt sức khiến cho vai trò của họ không được đánh giá đúng.

PGS.TS Trần Thành Nam cũng nhìn nhận, quá trình đổi mới giáo dục ngày càng trao quyền và tôn trọng người học. Người thầy từ vai trò là trung tâm của trí thức chuyển sang vai trò là người hướng dẫn, gợi mở, truyền cảm hứng cho người học trên hành trình khám phá kiến thức. Điều này có mặt tích cực là làm cho khoảng cách mối quan hệ thầy trò trở nên thân thiết, nhưng mặt trái của nó kết hợp với việc thiếu hụt trong giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo đã dẫn đến những hành vi thiếu tôn trọng thầy cô.

Ông nhấn mạnh, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tương lai xã hội bằng việc giáo dục và định hình nhân cách thế hệ tiếp theo. Khi được tôn trọng, thầy cô sẽ cảm thấy hài lòng hơn với nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và sức khỏe tinh thần của họ, khiến họ có động lực và cam kết cống hiến nhiều hơn.

Bên cạnh đó, khi xã hội tôn trọng giáo viên bằng cách ghi nhận và trả công một cách xứng đáng sẽ thu hút nhiều cá nhân tài năng trong xã hội đến với nghề giáo hơn. Từ đó, quay ngược trở lại sẽ cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn, trực tiếp ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thị trường lao động và nền kinh tế xã hội.

“Khi tinh thần “tôn sư trọng đạo” được củng cố, nó sẽ lan tỏa trở thành một bầu không khí tôn trọng và đánh giá cao công tác giáo dục. Điều này sẽ thúc đẩy các phong trào xã hội hóa giáo dục và tinh thần học tập suốt đời của những cá nhân”, PGS.TS Trần Thành Nam nhìn nhận.

Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.