Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong kỷ nguyên số

Ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hệ thống pháp luật trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ là ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo “Trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong bối cảnh kỷ nguyên số, chuyển đổi số”, do Bộ Tư pháp vừa tổ chức.

Công khai, minh bạch và hiệu quả

Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), cuối năm 2013, Bộ Tư pháp đã đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống thông tin về VBQPPL thống nhất từ trung ương tới các địa phương. Đến năm 2014, Bộ Tư pháp đã vận hành chính thức Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại địa chỉ: http://vbpl.vn và tiếp tục duy trì đến thời điểm hiện nay.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hoàng Xuân Hoan nhấn mạnh rằng, sau hơn một thập kỷ vận hành, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đã cung cấp một nguồn dữ liệu pháp luật phong phú, phục vụ đắc lực cho nhu cầu tra cứu, áp dụng và thi hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Đặc biệt, từ năm 2014, hệ thống này đã khắc phục tình trạng trùng lặp và chồng chéo giữa các cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương, đồng thời chấm dứt tình trạng xây dựng tràn lan các cơ sở dữ liệu mà hiệu quả khai thác không cao. Điều này đã góp phần tạo thuận lợi đáng kể cho việc tra cứu, áp dụng và thi hành pháp luật.

Cán bộ Ban CHQS huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông tìm hiểu văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở dữ liệu pháp luật về quân sự, quốc phòng. Ảnh: Thuận An

Cán bộ Ban CHQS huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông tìm hiểu văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở dữ liệu pháp luật về quân sự, quốc phòng. Ảnh: Thuận An

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Các vấn đề như thiếu đồng bộ trong tổ chức quản lý, khó khăn trong duy trì và cập nhật dữ liệu đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả khai thác của hệ thống này. Những bất cập đó đặt ra yêu cầu cấp bách về việc đánh giá, nghiên cứu, phát triển hệ thống dữ liệu này một cách toàn diện, khoa học và hiệu quả hơn.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, không ít ý kiến cho rằng, cần sớm hoàn thiện thể chế về hệ thống này theo hướng: mở rộng phạm vi, đối tượng văn bản được đăng tải; quy định cụ thể các trường thông tin bắt buộc và công khai; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản trong việc đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Những giải pháp này không chỉ nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại mà còn bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả của hệ thống pháp luật trong thời đại số.

Triển khai đồng bộ, khoa học

Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp, trọng tâm phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong thời gian tới sẽ là nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và trợ lý ảo để tối ưu hóa toàn bộ quy trình từ xây dựng, soạn thảo, hệ thống hóa cho đến phổ biến văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, cần tái cấu trúc cơ sở dữ liệu hiện tại để bảo đảm khả năng tích hợp và mở rộng trong tương lai; việc đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ và phân bổ nguồn lực hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Đại diện Văn phòng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chỉ ra rằng, sự thiếu đồng bộ trong quy trình cập nhật dữ liệu, hạn chế về mặt công nghệ và nhân lực quản lý đã dẫn đến những khó khăn không nhỏ trong việc duy trì hiệu quả hoạt động của hệ thống. Do đó, cần xây dựng các quy trình chuẩn hóa, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và áp dụng công nghệ hiện đại để khắc phục những tồn tại này.

Bà Phùng Thị Hương, chuyên viên Văn phòng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng, việc thiếu các công cụ hỗ trợ khai thác dữ liệu một cách hiệu quả đã hạn chế đáng kể khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, phát triển các nền tảng thân thiện, dễ sử dụng và phù hợp với trình độ công nghệ của người dùng hiện nay là vô cùng cần thiết.

Chia sẻ từ góc độ quốc tế, chuyên gia của Dự án JICA tại Việt Nam kiến nghị rằng, để thúc đẩy số hóa hiệu quả, Việt Nam cần tập trung vào việc cải tiến quy trình nghiệp vụ trong thẩm tra văn bản pháp luật và xây dựng các dịch vụ khai thác dữ liệu pháp luật. Bên cạnh đó, việc cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin cơ bản và bảo đảm tính minh bạch qua các thông báo công khai là những bước đi cần thiết để nâng cao tính hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Theo các chuyên gia, để Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, thời gian tới, cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong nước và đối tác quốc tế nhằm bảo đảm tính minh bạch, công khai và hiệu quả của hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Tin tức pháp luật

Bản án 6 năm tù giam cho kẻ tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước
Quốc phòng - An ninh

Bản án 6 năm tù giam cho kẻ tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước

Ngày 23.4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Hoàng Trung (48 tuổi, trú tại phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết) về tội “Tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Quốc phòng - An ninh

Xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; lực lượng hải quan đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, qua đó, phát hiện nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến hành vi vận chuyển trái phép vàng, ma túy và hàng hóa cấm có tính chất phức tạp. 

Lực lượng chức năng mặc áo bảo hộ khi tiến hành kiểm tra. Ảnh: C04
Quốc phòng - An ninh

Khởi tố 10 đối tượng trong vụ xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 10 đối tượng về tội “Sản xuất trái phép chất ma túy”, tại Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu cấu kết với các đối tượng người Việt Nam.

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt
Quốc phòng - An ninh

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt

Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án người thợ hồ bị đánh thương tật 46% ở TP. Hồ Chí Minh, cả 3 bị cáo đều kháng cáo kêu oan, bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tăng tiền bồi thường. Sau phần xét hỏi, HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa để xem xét thêm các tài liệu chứng cứ.

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu
Tin tức pháp luật

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu

Thời gian qua, việc quảng cáo sai sự thật vẫn diễn ra phổ biến, nhất là tình trạng người nổi tiếng quảng cáo theo "đặt hàng" vì lợi nhuận mà thổi phồng các công dụng, thành phần của sản phẩm để bán được nhiều đơn hàng. Phải chăng đã đến lúc cần phải xử lý nghiêm, hạn chế tình trạng này để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.