Hà Nội:

Tối ưu hóa các nguồn lực và kết nối doanh nghiệp hỗ trợ

Sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội là một dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố. Những nỗ lực từ Chính phủ, chính quyền địa phương, đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ và từng bước khẳng định vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Tạo môi trường thuận lợi

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 900 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, với trên 320 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

Trong đó, hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cung cấp cho các doanh nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện - điện tử... Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, từng bước tham gia được vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

sx-9840.jpg
Sản xuất linh kiện máy tại Công ty Cơ khí chính xác và Chuyển giao công nghệ (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ). Ảnh: Quang Thái

Mặc dù vậy, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn cần được cải thiện; doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu vốn, công nghệ và kinh nghiệm trong xúc tiến thương mại. Đây sẽ là những vấn đề then chốt cần được giải quyết để các doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong ngành công nghiệp hỗ trợ.

Trước thực tế đó, Hà Nội đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, Sở Công Thương đã chủ trì lập kế hoạch triển khai để tối ưu hóa các nguồn lực, hỗ trợ thị trường và kết nối doanh nghiệp. Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) cũng đã phối hợp với Sở Công Thương để chia sẻ thông tin, động viên doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động, như hội chợ và triển lãm.

Những hỗ trợ này đã giúp tạo nên môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tổ chức hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp trong hiệp hội đã duy trì hoạt động sản xuất, đóng góp vào bức tranh tăng trưởng kinh tế của đất nước. Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là điểm sáng thu hút đầu tư trong khu vực, bất chấp những thách thức chung từ nền kinh tế toàn cầu.

Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) cũng nỗ lực kết nối với các tổ chức kinh tế từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu để hình thành các tổ hợp sản xuất. Các doanh nghiệp tập trung hợp tác với doanh nghiệp FDI, giúp tạo ra những tổ hợp sản xuất hiệu quả. Đơn cử như Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hansip) đang thu hút nhiều doanh nghiệp lớn, điển hình như Công ty TNHH Inventec Appliances (Đài Loan - Trung Quốc) với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 125 triệu USD, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ quý IV.2024.

Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan, các hội, hiệp hội… triển khai nhiều giải pháp thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Để đạt mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, Hà Nội sẽ đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ triển khai mô hình nhà máy thông minh; kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu trở thành nhà cung ứng sản phẩm.

Chỉ rõ những thách thức mà ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội vẫn đang đối mặt, ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội cho biết, một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục và các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm rằng họ đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, phân tích và cải thiện chính sách để doanh nghiệp nhận biết kịp thời ưu đãi; khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới và hợp tác với các tổ chức nghiên cứu; xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các doanh nghiệp để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Việc tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường cũng là một khía cạnh không thể bỏ qua; doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn tài chính để phát triển.

Chính vì vậy, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội cho biết, sẽ kết nối đầu vào - đầu ra, gói vay tài chính ưu đãi từ Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, hỗ trợ về đào tạo lao động kỹ thuật cao, xuất nhập khẩu máy móc cũ, ủy thác chất lượng sản xuất; giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Kinh tế

Eximbank nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024
Doanh nghiệp

Eximbank nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024

Vừa qua, Eximbank đã vinh dự nhận được giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024, hạng mục Phát triển bền vững, do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times tổ chức. Giải thưởng này không chỉ ghi nhận những thành tựu xuất sắc của Eximbank trong quá trình chuyển đổi số mà còn khẳng định vai trò tiên phong của ngân hàng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường 35 năm phát triển và không ngừng đổi mới của Eximbank.

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao
Kinh tế

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao

Nhiều năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, đưa hàng Việt về khu vực công nhân, khu công nghiệp, chương trình bán hàng bình ổn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống
Kinh tế

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống

Với khoảng 300 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm – đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 10 sẽ gia tăng kết nối thị trường, qua đó thúc đẩy ngành thực phẩm và đồ uống phát triển.

Gỡ rào cản về chất lượng nguồn nhân lực
Kinh tế

Gỡ rào cản về chất lượng nguồn nhân lực

Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế chính sách cũng như sự chủ động nắm bắt cơ hội của cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những bước phát triển vô cùng rõ nét. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ. 

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee
Thị trường

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee

Luôn ấp ủ quan niệm: “Không có cà phê đặc biệt, chỉ có những con người đặc biệt làm cà phê với cả lòng tận tâm”, năm 2013, “quán cà phê công xưởng đầu tiên” của Là Việt Coffee chính thức ra đời tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt – vùng nguyên liệu cà phê Arabica tốt nhất của Việt Nam.

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB
Thị trường

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Từ nay đến hết ngày 28.02.2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax đời mới nhất trị giá 37 triệu đồng. Tổng giá trị các quà tặng lên tới 5 tỷ đồng.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận giải thưởng Vừ A Dính
Doanh nghiệp

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận giải thưởng Vừ A Dính

Chủ tịch IPPG - Ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ niềm tự hào khi nhận Giải thưởng nhân kỷ niệm 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính. Với ông, đó là một giải thưởng không chỉ ghi nhận cho cá nhân ông và tập đoàn IPP mà còn là minh chứng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, và trách nhiệm xã hội mà Quỹ Vừ A Dính đã gieo trồng và nuôi dưỡng suốt 25 nǎm qua.

Từng bị cấm đấu thầu vì gian lận hồ sơ, Công ty Khánh Anh vẫn trúng thầu hàng loạt dự án
Kinh tế

Từng bị cấm đấu thầu vì gian lận hồ sơ, Công ty Khánh Anh vẫn trúng thầu hàng loạt dự án

Bị phát hiện gian lận về hồ sơ nhân sự trong hồ sơ dự thầu, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Khánh Anh (công ty Khánh Anh) đã bị UBND huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn huyện này trong thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương khác, công ty này vẫn trúng thầu hàng loạt dự án có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.

GS. Bùi Xuân Phong
Kinh tế

Không thể chậm trễ hơn được nữa!

Muốn đất nước phát triển thịnh vượng cần phải có giải pháp đột phá. Và Dự án Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam chính là bước đột phá; làm càng nhanh càng tốt, không thể chậm trễ hơn được nữa. Bởi lẽ đó, việc Quốc hội sẽ xem xét thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, được cả xã hội rất mong đợi, GS.TS BÙI XUÂN PHONG, nguyên Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam chia sẻ.

Định hình vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Định hình vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đang chứng kiến những bước phát triển đáng kể trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm và hỗ trợ từ Nhà nước, cùng sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp. Các chính sách khuyến khích đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

 “Thay lời muốn nói, gói trọn yêu thương”, 5.000 bộ quà tặng dành cho khách hàng của Bảo Việt Nhân thọ trên toàn quốc
Kinh tế

“Thay lời muốn nói, gói trọn yêu thương”, 5.000 bộ quà tặng dành cho khách hàng của Bảo Việt Nhân thọ trên toàn quốc

Nhân tháng tri ân và tôn vinh người Phụ nữ Việt Nam, Bảo Việt Nhân thọ tưng bừng triển khai chương trình khuyến mại “Thay lời muốn nói, gói trọn yêu thương” với tổng giá trị 4,5 tỷ đồng, dành tặng 5.000 bộ quà tặng Yêu Thương cho các khách hàng trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động Megasale “Mừng sinh nhật vàng, hàng ngàn quà tặng” hướng đến kỷ niệm 60 năm thành lập Bảo Việt.

Khuyến công giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Kinh tế

“Nguồn vốn mồi” khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất

Mặc dù nguồn kinh phí hỗ trợ không nhiều so với tổng mức đầu tư của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn nhưng chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã phát huy tốt vai trò là nguồn vốn ban đầu, khuyến khích các cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư vốn đối ứng, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh…

Khuyến công đã từng bước hỗ trợ có hiệu quả, huy động được các nguồn lực đầu tư vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thị trường

Công tác khuyến công phải gắn với xúc tiến thương mại

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn xác định, thời gian tới phải gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của cơ sở công nghiệp nông thôn.