Tối ưu công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

Mới đây, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh  đã chủ trì buổi làm việc với BHXH 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Các tỉnh, thành phố tham dự buổi làm việc là những đơn vị chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí khám, chữa bệnh BHYT toàn quốc.

Bám sát đặc thù địa bàn

Các địa bàn tham dự buổi làm việc gồm TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Đắk Lắk, Cần Thơ.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đề nghị các địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong quản lý quỹ BHYT.

Toàn cảnh Buổi làm việc. Ảnh: BH
Toàn cảnh cuộc làm việc. Ảnh: BH

"Những tỉnh sử dụng quỹ lớn trách nhiệm càng lớn hơn, cần không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, làm tròn trách nhiệm với người dân trong công tác khám, chữa bệnh BHYT; bảo đảm tính chia sẻ của quỹ, chứ không phải cào bằng" - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhấn mạnh.

Kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT nhằm tối ưu sử dụng quỹ BHYT, phòng tránh, hạn chế tối đa các chi phí bất hợp lý, lãng phí; từ đó có nguồn lực dành cho những nhiệm vụ thiết thực, phục vụ người bệnh, nhất là người bệnh nặng và mãn tính. BHXH các địa phương cần thường xuyên làm việc, giao ban, trao đổi để truyền tải đến đội ngũ lãnh đạo, các y, bác sĩ tại các cơ sở khám, chữa bệnh để cùng chung tay vì mục tiêu chung, bảo đảm quyền lợi người tham gia BHYT và tối ưu sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, đúng quy định, trong điều kiện quỹ còn hạn chế.

Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT Lê Văn Phúc cho biết, tổng cộng chi phí khám, chữa bệnh BHYT của 12 tỉnh, thành phố tham dự làm việc chiếm hơn 50% của toàn quốc. Tính đến hết tháng 5.2024, một số tỉnh trong nhóm này có tỷ lệ chi khám, chữa bệnh BHYT tăng cao, có khả năng vượt dự toán được Chính phủ giao. Nhiều địa phương có số lượt khám, chữa bệnh BHYT cao hơn nhiều bình quân chung toàn quốc cả về nội trú và ngoại trú, tương tự là số ngày điều trị bình quân.

Khẳng định tình hình kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT thời gian qua toàn quốc có bước chuyển biến tích cực từ sự lãnh đạo quyết liệt của lãnh đạo ngành cùng sự vào cuộc của BHXH các địa phương; song, ông Lê Văn Phúc cũng cho rằng, các địa phương cần tập trung có giải pháp phù hợp hơn nữa, tập trung vào những vấn đề riêng, đặc thù trên địa bàn. Đồng thời, đề nghị BHXH các địa phương bám sát các quy định theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP để lựa chọn cơ sở làm việc đúng, chọn đúng nội dung cảnh báo. Bên cạnh đó, BHXH các địa phương cần kết hợp phát hiện qua công tác giám định để phân tích nguyên nhân gia tăng.

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Trung tâm Thanh toán đa tuyến Dương Tuấn Đức cho biết, thời gian qua, lãnh đạo ngành BHXH Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Trung tâm đã xây dựng nhiều công cụ hỗ trợ lãnh đạo ngành trong chỉ đạo và hoạt động kiểm soát chi phí tại BHXH các địa phương. Trung tâm cũng tổ chức tập huấn cho BHXH các tỉnh, thành phố về phương pháp, kỹ năng đánh giá về gia tăng chi phí bất hợp lý, công cụ quản lý, nhận diện rủi ro.

Những công cụ, giải pháp này đã và đang mang lại hiệu quả, hỗ trợ tốt công tác kiểm soát chi phí theo đúng quy định. Từ hệ thống, công cụ của BHXH Việt Nam, ông Dương Tuấn Đức thông tin cụ thể các cơ sở y tế đang có sự gia tăng về chi phí, lượt khám, chữa bệnh BHYT; đồng thời nêu điển hình một số trường hợp bất thường để các tỉnh tập trung nhận biết.

Bảo đảm công khai, minh bạch

Tại buổi làm việc, lãnh đạo BHXH 12 địa phương nêu tình hình kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh trên địa bàn từ đầu năm đến nay; đánh giá các yếu tố đang có sự gia tăng bất hợp lý và các giải pháp của đơn vị đã triển khai. BHXH các địa phương cam kết sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của ngành và chính quyền địa phương; tích cực vào cuộc, tăng cường công tác cảnh báo, làm việc với các cơ sở y tế; nhận diện được nhiều yếu tố rủi ro, bất hợp lý, lãng phí để tập trung đánh giá, kiểm soát.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu các đơn vị chuyên môn BHXH Việt Nam bám sát các quy định trong Nghị định số 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ để xây dựng cơ chế kiểm soát, đưa ra các tiêu chí để từng cấp lãnh đạo, cán bộ liên quan biết và soi chiếu khi thực hiện.

Cùng với đó, tăng cường hệ thống thống kê, tổng hợp, đánh giá trên toàn quốc và từng địa phương, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo ngành và thực hiện nhiệm vụ tại BHXH các tỉnh, thành phố.

Trên cơ sở pháp lý là Luật BHYT và Nghị định số 75/2023/NĐ-CP, BHXH các địa phương cần thường xuyên gửi cảnh báo đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh BHYT về các chi phí, yếu tố gia tăng không phù hợp, bất hợp lý được chứng minh qua các con số, biểu đồ để các cơ sở y tế biết và điều chỉnh cho phù hợp.

BHXH các địa phương cần đi từ tổng hợp đến chi tiết trong kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Theo đó, từ các hệ thống thống kê, cảnh báo của BHXH Việt Nam cung cấp, BHXH các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra, yêu cầu giải trình, để tìm, chứng minh được điểm bất hợp lý, từ đó từ chối thanh toán, quyết toán theo quy định. Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh lưu ý, cần tránh tư tưởng, cách làm cực đoan; mọi thông tin cần công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi người bệnh.

Xã hội

Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Ninh tiến hành khám các kiện hàng chứa sản phẩm thuốc lá điện tử. Ảnh: Cục QLTT Quảng Ninh
Đời sống

Cần xây dựng chính sách quản lý rõ ràng, nhất quán với thuốc lá thế hệ mới

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê cho biết, do chưa có chính sách, quy định pháp luật cụ thể về quản lý thống nhất đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nên hiện nay các lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá thế hệ mới về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đây là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động kinh doanh thuốc lá thế hệ mới là thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng chưa cao.

Kon Tum: Chủ dự án thủy điện cam kết tài trợ làm cầu treo cho dân rồi "chây ì" thanh toán
Xã hội

Kon Tum: Chủ dự án thủy điện cam kết tài trợ làm cầu treo cho dân rồi "chây ì" thanh toán

Đầu tư xây dựng thủy điện gây hư hỏng đường, làm ngập cầu treo dân sinh, bị người dân phản đối, doanh nghiệp đã ký hợp đồng tài trợ kinh phí 3 tỷ đồng cho huyện để xây cầu mới. Tuy nhiên doanh nghiệp này sau đó chỉ chuyển 1 tỷ đồng rồi dừng lại, sự việc khiến chủ đầu tư là Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện liên tục bị nhà thầu “đòi nợ”. Sự việc “tréo ngoe” xảy ra ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ba doanh nghiệp tồn trữ hóa chất nguy hiểm với khối lượng lớn chưa đúng quy định
Xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ba doanh nghiệp tồn trữ hóa chất nguy hiểm với khối lượng lớn chưa đúng quy định

Thanh tra Sở Công thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ, Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam, Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu có tồn trữ hóa chất nguy hiểm với khối lượng lớn chưa đúng quy định pháp luật.

Tổng Giám đốc BHXHVN Nguyễn Thế Mạnh thăm và tặng quà bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. (Ảnh BHXHVN)
Đời sống

BHXH Việt Nam nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho người dân sau thiên tai

Ngay sau khi nhận được thông báo kết luận của Bộ Chính trị về giải quyết hậu quả bão số 3 (Yagi), Ban cán sự đảng BHXH Việt Nam đã kịp thời chỉ đạo, yêu cầu cấp uỷ, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện.

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế
Xã hội

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế

Triển khai Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thuộc Chiến lược Cải cách Hệ thông thuế đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23.4.2022 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó ngành Thuế phải đạt được mục tiêu mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế đến năm 2025 tối thiểu 90%, đến năm 2030 tối thiểu 95%.

Nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản tại Yên Bái
Xã hội

Nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản tại Yên Bái

Từ ngày 23 - 27.9, tại TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái (CDC Yên Bái) tổ chức khóa tập huấn cập nhật kiến thức cho 30 cô đỡ thôn bản ở huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải; trong khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ ngành y tế duy trì, củng cố và phát triển mạng lưới cô đỡ thôn bản, người dân tộc thiểu số tại các vùng đặc biệt khó khăn do Quỹ Thiện Tâm tài trợ".