Toàn tâm hướng về sứ mệnh “Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân"
Báo Đại biểu Nhân dân
Là năm có nhiều biến động, đặc biệt là thiên tai và diễn biến phức tạp của thế giới, kinh tế vĩ mô phục hồi nhưng còn chậm, ngành y tế đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2025), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có cuộc trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
- Năm 2024, ngành y tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặt bản lề cho toàn nhiệm kỳ và cho thời gian tới. Bộ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về chặng đường trên, nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng và lãnh đạo bộ?
Bộ trưởng ĐÀO HỒNG LAN: Ngay từ đầu năm 2024, xác định đây là năm bản lề để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội đề ra, Ban cán sự Đảng và lãnh đạo bộ đã quyết liệt, chung sức, chỉ đạo toàn ngành tập trung công việc ngay từ giây phút đầu tiên.
Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương; sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế; sự đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo điều hành của Ban cán sự đảng, tập thể Lãnh đạo Bộ Y tế cùng với sự cố gắng, nỗ lực của toàn Ngành nên nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực vào thành công chung của đất nước trong năm 2024.
Cụ thể, Bộ Y tế đã đạt và vượt toàn bộ 3/3 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu được Quốc hội giao (số bác sĩ trên 10.000 dân ước đạt 14, chỉ tiêu Quốc hội giao là 13,5; số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 34, chỉ tiêu là 32,5; tỉ lệ tham gia BHYT đạt 94,2%); đạt và vượt 8/9 chỉ tiêu cụ thể được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01-NQ/CP năm 2024.
Công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, tập trung chỉ đạo theo hướng tháo gỡ dần các khó khăn, vướng mắc, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; phòng chống dịch bệnh; bảo đảm an toàn thực phẩm; giải quyết tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế; cải cách hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai các chương trình, dự án...
Ngành y tế luôn đặt con người làm trung tâm, tất cả các nỗ lực, từ đào tạo đội ngũ nhân lực y tế chất lượng cao, đầu tư cơ sở hạ tầng đến nghiên cứu khoa học, đều hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho sức khỏe người dân. Sứ mệnh này không chỉ đảm bảo sự chăm sóc y tế cơ bản, mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ để mỗi người dân đều được tiếp cận y tế một cách công bằng, hiệu quả. Các chính sách y tế nhân văn đã giúp nâng cao tuổi thọ trung bình của người Việt Nam, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và bà mẹ, cũng như kiểm soát hiệu quả các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm.
Ngành y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, Việt Nam có tiềm năng xây dựng một hệ thống y tế hiện đại, bền vững và tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế. Đây không chỉ là nhiệm vụ chiến lược của ngành y tế mà còn là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ y tế thế giới và đóng góp bền vững cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Thưa Bộ trưởng, trong năm 2024, Bộ Y tế xây dựng, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 02 Luật trong một kỳ họp là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế tham mưu trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 Quyết định, 02 Chỉ thị; ban hành theo thẩm quyền 44 Thông tư và đang tiếp tục tập trung hoàn thiện một số Luật khác theo kế hoạch. Vậy nút thắt thể chế tiếp tục được tháo gỡ như thế nào trong thời gian tới?
Bộ trưởng ĐÀO HỒNG LAN: Trong phát biểu chỉ đạo ngành tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, ngành y tế có bước phát triển vượt bậc về thể chế, giải quyết được những vướng mắc, bức xúc; công tác chỉ đạo, điều hành đã linh hoạt hơn giúp từng bước khắc phục hệ lụy sau COVID-19, xử lý một số tồn đọng của ngành...
Về phía ngành chúng tôi, một trong những kết quả nổi bật trong năm 2024 chính là công tác xây dựng thể chế tiếp tục được chú trọng và tập trung hoàn thiện.
Năm 2024 Bộ Y tế đã xây dựng, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 Luật trong một kỳ họp: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Bộ Y tế cũng đã trình Chính phủ ban hành 4 nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 quyết định, 2 chỉ thị; Ban hành theo thẩm quyền 57 thông tư.
Lãnh đạo bộ chúng tôi coi đây là hệ thống văn bản then chốt nhằm tháo gỡ, giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập của ngành trong thời gian qua.
Đơn cử như với ngành dược, ngày 21.11.2024 đã ghi một dấu ấn quan trọng trong công tác thể chế khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Với 7 điểm mới so với trước đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ giải quyết được căn cơ những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về dược, giúp ngành Dược tiếp tục phát triển mạnh mẽ cũng như đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá cả hợp lý.
Về trung hạn và dài hạn, các quy định tại Luật và các văn bản dưới Luật khi thực thi hiệu quả bởi các bên liên quan sẽ cải thiện mạnh mẽ môi trường hoạt động của ngành Dược, tăng cường tính dự báo và thu hút đầu tư.
Về định hướng chung, tôi thấy rằng trên con đường hoàn thiện thể chế, chúng ta còn không ít thách thức. Một số quy định cần được cập nhật kịp thời để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và những vấn đề mới nảy sinh, như chăm sóc sức khỏe ngay từ ban đầu, vấn đề của dân số... Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực thi chính sách, cũng như đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực y tế, cũng là điều vô cùng quan trọng.
Tôi tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đồng hành của các đại biểu Quốc hội và sự nỗ lực của toàn ngành y tế, chúng ta sẽ xây dựng được một hệ thống pháp luật vững chắc, góp phần thúc đẩy ngành y tế phát triển lên một tầm cao mới. Thể chế chính là chìa khóa để ngành y tế hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của mình – chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân, vì một Việt Nam khỏe mạnh và thịnh vượng.
- Thưa Bộ trưởng, khi thăm và chúc Tết cán bộ, y bác sỹ và người lao động ngành y tế nhân dịp đầu năm mới 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ sẽ tạo điều kiện tốt nhất để ngành y phát triển, xứng tầm với đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng, văn minh và người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Để đáp ứng những kỳ vọng trên, Bộ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn những định hướng phát triển của ngành y tế trong thời gian tới?
Bộ trưởng ĐÀO HỒNG LAN: Cùng với nhiệm vụ thể chế lớn như đã nêu, Bộ Y tế tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", bảo đảm phù hợp với định hướng chung của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ.
Bên cạnh đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác triển khai hiệu quả Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2023-2030. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân công, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Đối với công tác y tế dự phong, ngành luôn tập trung theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực, nâng cao năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm để chủ động khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.
Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Triển khai thực hiện các giải pháp để huy động nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư cho y tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tự chủ tài chính các cơ sở y tế. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi quyền lợi BHYT về thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, yêu cầu chuyên môn trong khám chữa bệnh tại các tuyến.
Một nhiệm vụ chiến lược mà Chính phủ đang tập trung chỉ đạo là đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số y tế, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành y tế. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến đặc thù đào tạo nhân lực y tế, ban hành các chuẩn năng lực nghề nghiệp, chuẩn chương trình đào tạo. Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho nhân lực y tế khu vực khó khăn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng đoàn công tác của Chính phủ và Bộ Y tế kiểm tra dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2
Bên cạnh đó, Bộ Y tế hoàn thành xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030 bảo đảm vững chắc mức sinh thay thế của quốc gia. Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi. Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Nghiên cứu, xây dựng chính sách thích ứng với già hóa dân số, kéo dài và tận dụng cơ hội thời kỳ dân số vàng.
Về lĩnh vực khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, sự hài lòng của người dân, đẩy mạnh triển khai đề án bệnh viện vệ tinh, khám chữa bệnh từ xa, chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật, bảo đảm an ninh, an toàn tại các cơ sở y tế. Đẩy nhanh tiến độ cấp phép hoạt động, hành nghề theo quy định, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương trong công tác quản lý hành nghề lĩnh vực khám, chữa bệnh. Thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại…
Tăng cường quản lý, cấp phép, gia hạn, bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vaccine, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng, an toàn, hiệu quả, giá hợp lý cho công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh, phòng chống thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp…
Bộ trưởng Bộ Y tế ĐÀO HỒNG LAN
“Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, tôi muốn nhắn nhủ rằng, mỗi thành viên trong ngành y tế chính là nguồn lực quý giá nhất, đặt những nền móng vững chắc cho ngành. Chúng ta hãy tiếp tục giữ vững tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết và sự đoàn kết để chinh phục những đỉnh cao mới, mang lại những giá trị lớn hơn cho cộng đồng.
Khi chúng ta đặt người bệnh làm trung tâm trong mọi hoạt động, cam kết mang đến dịch vụ y tế tốt nhất với sự tận tâm và trách nhiệm cao, chắc chắn bệnh nhân sẽ tin tưởng, đồng hành và chia sẻ để chúng ta phục vụ tốt hơn nữa, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó!”
Sở Y tế Cao Bằng thông tin, chiều ngày 23.4, Trung tâm Y tế huyện Hòa An tiếp nhận 27 học sinh của Trường Tiểu học Nước Hai, nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay.
Các loại hộp xốp chứa đựng thực phẩm chỉ nên dùng một lần và tạm thời, không dùng hộp xốp để chứa đựng và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài ngày.
Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, vinh dự được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng 2025, hạng mục “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động”. Đây cũng là lần thứ 9 Amway Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng uy tín này, khẳng định vị thế tiên phong và những đóng góp tích cực của công ty trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt.
Hàng loạt cơ sở thuộc Hệ thống Thế giới Nha khoa AB bị xử phạt, tước giấy phép hoạt động vì vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh. Đặc biệt, các cơ sở này đều sử dụng người hành nghề "chui", không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp trẻ L.T.C.T (nữ, 9 tuổi, Bến Tre) trong tình trạng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan mức độ nặng.
Bệnh nhân N.T.L., nữ giới, 48 tuổi, quê Thái Bình vừa được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chẩn đoán mắc Sarcoma mô bào - một thể ung thư cực kỳ hiếm gặp.
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát, kiểm tra và tiến hành thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
Sáng 23.4, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam tổ chức Tập huấn với chủ đề "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường” nhằm thông tin thêm về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với sản phẩm thuốc lá.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc hạ huyết áp có biểu hiện choáng nặng, suy đa tạng bằng kỹ thuật ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể).
Ngày 23.4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phát đi văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở sản xuất, công bố, nhập khẩu mỹ phẩm về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm.
Bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện ban đầu giống cảm cúm thông thường: sốt cao, đau họng, ho khan và mệt mỏi. Tuy nhiên, chỉ sau 24 giờ, tình trạng chuyển biến xấu rất nhanh: khó thở tăng dần, tụt huyết áp, tím môi và rối loạn ý thức.
Giấy phép hành nghề, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được làm giả với giá khoảng 2,5 triệu đồng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nếu để lọt người không có chuyên môn vào cơ sở y tế.
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại được xác định là giả mạo các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thức.
Mỗi khi chạm vào nước hoặc đi xe máy, người bệnh N.V.A (46 tuổi, Phú Thọ) lại phải chịu đựng cảm giác tê bì, tím tái, đau nhức dữ dội ở các đầu ngón tay. Tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Hơn 100.000 lượt truy cập hệ thống nhà thuốc Long Châu chỉ sau hơn 3 tháng kết nối VNeID. Đó là "con số biết nói" khẳng định kết quả khả quan bước đầu sau hơn 3 tháng hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu kết nối với nền tảng định danh điện tử quốc gia VNeID.
Ngày 22.4, hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi cho Bộ Y tế nhằm đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.
Bệnh viện Bạch Mai thông tin, tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân (62 tuổi, Hà Nội) bị tổn thương thận, suy thận cấp do tin theo lời giới thiệu trên mạng, hái cây dại (cây me đất hoa tím) mọc ngoài vườn sắc nước uống.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chương trình Tuần lễ vàng – Ươm mầm hạnh phúc 2025 với chủ đề “Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu” sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 25.5, nhằm tiếp thêm động lực và tạo điều kiện để các gia đình hiếm muộn tiến gần hơn tới ước mơ làm cha, làm mẹ.