Toa thuốc trị tuyển sinh kiểu "vơ bèo vạt tép"

Theo quy định tại Thông tư 01 năm 2024 của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh khi tỷ lệ thôi học năm nhất cao hơn 15%.

Đây là cách để các trường bảo đảm chất lượng đầu vào trong tuyển sinh hằng năm.

101 lý do sinh viên “rơi rụng”

Tháng 9.2024, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đại học Đà Nẵng) có thông báo của Hội đồng xử lý kết quả học tập học kỳ II năm học 2023 - 2024. Theo đó, 99 trường hợp sinh viên các khóa từ 2017 đến 2023 bị buộc thôi học.

Trong số này, có 68 sinh viên các khóa từ 2020 - 2023, 19 sinh viên các khóa từ 2017 đến 2019 và 12 trường hợp khác là sinh viên trình độ cao đẳng các khóa từ 2014 - 2019. Ngoài ra, hơn 200 trường hợp sinh viên khác bị cảnh báo học tập. Các sinh viên này đều có điểm trung bình chung học kỳ dưới 1.0

Tiếp đó, tháng 10 vừa qua, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đại học Đà Nẵng) có thông báo gần 80 sinh viên các khóa tuyển sinh từ năm 2020 đến 2023 bị buộc thôi học.

Trong số này, có 40 sinh viên thuộc khoa Khoa học máy tính, 18 sinh viên khoa Kinh tế số và thương mại điện tử và 19 sinh viên khoa Kỹ thuật máy tính và điện tử. Những sinh viên này đều không đăng ký tín chỉ tại học kỳ I năm học 2024 - 2025, trong đó nhiều em không trở lại học sau khi hết thời hạn nghỉ học tạm thời.

Tỷ lệ sinh viên thôi học của Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế) biến động theo từng ngành học. Có ngành chưa đến 5% nhưng có ngành lên đến 20 - 25%. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên thôi học ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An khoảng 16 - 17%, riêng đối với năm thứ nhất ở mức 17%.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên thôi học ngay ở năm đầu tiên do chọn sai ngành. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác như hoàn cảnh gia đình, khả năng học tập của sinh viên không đáp ứng được yêu cầu chương trình đào tạo…

PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) cho biết, thường sinh viên nghỉ học hay rơi vào năm thứ nhất. “Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên thôi học của Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) dưới 3%. Tuy nhiên, sẽ có một số ngành, chương trình đào tạo mang tính chất quốc tế hóa thì tỷ lệ sinh viên thôi học có thể cao hơn, tùy vào việc người học đáp ứng các điều kiện của trường tiếp nhận ở nước ngoài”.

Vì vậy, trong tính toán tỷ lệ sinh viên thôi học, cần tính đến trường hợp đặc thù. Theo PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh, lý do nghỉ bởi không phù hợp ngành học, không đủ sức để theo học thì khác nhưng do chuyển đổi ngành học, dừng học để đi du học lại khác.

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) tham gia các hoạt động trong Tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khóa. Ảnh: NTCC
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) tham gia các hoạt động trong Tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khóa. Ảnh: NTCC

“Thắp lửa” cho người học

Theo PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh, Tiêu chí 5.2 của Tiêu chuẩn 5 - Tuyển sinh và đào tạo thuộc Thông tư 01 năm 2024 của Bộ GD&ĐT về Chuẩn cơ sở giáo dục đại học quy định: “Tỷ lệ thôi học, được xác định bằng tỷ lệ người học chưa tốt nghiệp mà không tiếp tục theo học hằng năm, không cao hơn 10% và riêng đối với người học năm đầu không cao hơn 15%” là một yếu tố để kiểm soát chất lượng đào tạo.

“Với tiêu chí này, các trường đại học buộc phải tính đến hiệu quả về tuyển sinh, đào tạo và hỗ trợ người học. Nếu trường đại học có tỷ lệ sinh viên thôi học vượt quá quy định thì không đạt tiêu chí, ảnh hưởng đến hiệu quả đánh giá và giám sát các điều kiện bảo đảm chất lượng. 15% sinh viên năm thứ nhất buộc thôi học là con số rất lớn nên quy định này phù hợp, ràng buộc các trường phải xây dựng biện pháp hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập, cả về phương pháp học tập, chế độ học bổng…”, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) cho biết.

Có cùng quan điểm này, ThS Nguyễn Vinh San - Trưởng phòng Hành chính, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, quy định khống chế về tỷ lệ sinh viên thôi học của Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT hướng tới cam kết của trường đại học về chất lượng là hợp lý. Các cơ sở giáo dục đại học không thể bàn về việc thiệt thòi hay không khi quy định này gắn liền với việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở năm học kế tiếp.

Theo ThS Nguyễn Vinh San, để giảm tỷ lệ sinh viên năm thứ nhất buộc thôi học, các trường đại học phải có giải pháp hỗ trợ người học khi mới vào trường về phương pháp học tập.

Trong Tuần sinh hoạt công dân đầu khoá, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) dành một thời lượng đáng kể để định hướng và hướng dẫn cho tân sinh viên về học tập và sinh hoạt ở môi trường đại học, giúp các em làm quen và thích nghi với môi trường mới. Ngoài ra, các khoa chuyên môn tiếp tục gặp gỡ hướng dẫn, cử giảng viên chủ nhiệm tư vấn hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên.

“Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập là tư vấn các vấn đề mà sinh viên vướng phải trong học tập và đời sống. Trọng tâm là tư vấn lộ trình học tập phù hợp với mỗi em.

Chẳng hạn như đa phần sinh viên học trong 4 năm rồi tốt nghiệp nhưng có em muốn rút ngắn thời gian học còn 3,5 năm hoặc có sinh viên yếu hơn thì 5 năm, giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập sẽ hỗ trợ tư vấn trong đăng ký số tín chỉ của mỗi học kỳ để sinh viên có thể đạt được”, ThS Nguyễn Vinh San phân tích.

Để hỗ trợ sinh viên cải thiện kết quả học tập, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) triển khai mô hình sinh viên hỗ trợ học tập ở một số môn học có số lượng sinh viên nợ môn nhiều. Những sinh viên được lựa chọn phải có kết quả học tập tốt, có khả năng truyền đạt.

Lịch hỗ trợ học tập của từng môn học, phòng học đều được thông báo sớm trên các kênh thông tin để sinh viên được biết. Các cố vấn học tập sẽ có mặt tại phòng học đó trong suốt buổi hỗ trợ để có thể giải đáp thắc mắc từ bài tập, lý thuyết hay kinh nghiệm học tập bộ môn, làm bài tập nhóm… cho những sinh viên có nhu cầu.

Như học kỳ I của năm học 2023 – 2024, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) tuyển chọn 6 sinh viên tham gia hướng dẫn, hỗ trợ học tập cho các học phần Vật lý 1&2, Giải tích 1, Xác suất thống kê, Hóa đại cương và Anh văn A2.1&2.2. Sau mỗi phiên trao đổi, sinh viên được hỗ trợ sẽ tham gia đánh giá chất lượng cố vấn học tập bằng cách quét QR Code được bố trí tại phòng nhằm góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động hỗ trợ học tập.

Từng tham gia làm sinh viên hỗ trợ học tập ở môn Sức bền vật liệu, sinh viên Nguyễn Đắc Hoàng Long - Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) nhận xét: “Một số nội dung kiến thức các bạn hỏi đến đã được thầy cô truyền đạt, nhưng các bạn không chú ý, dẫn đến nhiều chỗ kiến thức bị mất đi nên rất khó để bù đắp hết lỗ hổng kiến thức đó. Trong quá trình đó, em và các bạn đã nỗ lực hết sức để có thể củng cố kiến thức nhằm có một bài thi cuối kỳ đạt điểm tốt hơn”.

ThS Nguyễn Vinh San - Trưởng phòng Hành chính, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, thực tiễn không có trường nào nâng điểm để giảm số sinh viên yếu kém nhằm giữ tỷ lệ theo học.

Khi sinh viên không bảo đảm chất lượng để học tập thì nên cho thôi học để chuyển đổi sang ngành nghề khác phù hợp hơn. Sinh viên thôi học thì trống chỗ cho khoá sau, tức là trường có thể bổ sung chỉ tiêu vào chỗ trống đó. Thế nên không quá lo lắng đến tình huống các trường đại học nâng điểm cho sinh viên yếu khỏi bị đuổi học, mà chỉ có trường hợp các trường nâng điểm để sinh viên cạnh tranh việc làm thôi.

giaoducthoidai.vn

Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.