KTS Lưu Trọng Hải - TP Hồ Chí Minh:
Phương án giải A được chọn đã tròn trịa, nhưng đã phù hợp với khu đất chưa hay mang đi xây dựng ở khu khác cũng vẫn được là điều phải cân nhắc.
Tổng thư ký Tổng hội xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng:
Phương án giải A khá hơn cả về hình thức kiến trúc cũng như công năng sử dụng, ý tưởng công trình biểu trưng cho trời tròn đất vuông cũng rất ý nghĩa, được bố trí cân đối, hài hòa, khoảng không gian trên mái có thể làm nơi thư giãn ngắm cảnh khu vực Ba Đình rất hay. Tuy nhiên, phương án này vẫn khó chấp nhận do: Công trình xây dựng quá sát mặt đường Độc lập, không có đội lùi, gây ức chế về bề mặt, cản trở giao thông. Mặt tiền của công trình mang dáng dấp của công trình văn hóa nhiều hơn là Nhà Quốc hội, thiếu sự nghiêm trang của một công trình dân tộc mang tầm cỡ quốc tế...
Sinh viên Đại học Xây dựng Nguyễn Bá Dũng:
Tôi thấy chưa có phương án nào gây được ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên. Việc tạo hình kiến trúc không mới mẻ, các hình tượng trống đồng, hoa sen, chim lạc chưa thực sự làm toát lên nét dân tộc. Nhà Quốc hội không nhất thiết hiện đại là hiện đại, dân tộc là dân tộc. Có thể lấy hình tượng dân tộc nhưng phương pháp thể hiện là hiện đại thì vẫn giữ được bản sắc riêng.
Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.