Tọa đàm về chế định Chính phủ trong Hiến pháp
Trong 2 ngày 26 và 27/6, tại Hà Nội, Nhà Pháp luật Việt – Pháp đã phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo về chế định Chính phủ trong Hiến pháp.

Chế định Chính phủ là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 vì thực tế, Chính phủ có mối quan hệ rất chặt chẽ với các cơ quan: lập pháp và tư pháp.
Hội thảo đã tập trung làm rõ các nội dung liên quan đến chế định Chính phủ. Đó là, cần xác định lại vị trí, chức năng của Chính phủ trong mối quan hệ với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Cần phải xác định rõ quyền hành pháp của Chính phủ đó là hoạch định chính sách và thực thi chính sách khi QH thông qua... Bên cạnh đó, cần làm rõ nội dung quản lý nhà nước bao gồm cả hành pháp và hành chính của Chính phủ và hệ thống các cơ quan Chính phủ. Mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp với cơ quan thực hiện chức năng lập pháp và cơ quan thực hiện chức năng tư pháp từ việc thành lập, cơ cấu đến chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan. Phân biệt rõ thẩm quyền của Chính phủ với Thủ tướng trong việc quản lý đất nước cũng như trong xây dựng, hoạch định chính sách. Đồng thời, cần phân biệt rõ thẩm quyền của Bộ trưởng với tư cách là thành viên Chính phủ, người đứng đầu bộ ngành tập thể Chính phủ, với QH, UBTVQH; làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng Chính phủ không làm thay, làm hết các việc của xã hội. Chính phủ chỉ làm những gì mà xã hội (doanh nghiệp và các tổ chức xã hội) không làm được.
Hội thảo cũng đã thảo luận về phân định thẩm quyền của Chính phủ, chính quyền địa phương, tránh đùn đẩy hoặc làm thay Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng với cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện. Tăng cường trách nhiệm của tập thể Chính phủ, cá nhân thành viên Chính phủ trước pháp luật. Cần được ghi nhận trong Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này về chế độ báo cáo của Chính phủ trước quốc dân đồng bào, trước công luận, và các hình thức thông tin của Chính phủ đến báo chí. Đồng thời, cần ghi nhận mối quan hệ công tác hoặc sự tác động 2 chiều giữa Chính phủ với các đoàn thể nhân dân...
Hội thảo đã tập trung làm rõ các nội dung liên quan đến chế định Chính phủ. Đó là, cần xác định lại vị trí, chức năng của Chính phủ trong mối quan hệ với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Cần phải xác định rõ quyền hành pháp của Chính phủ đó là hoạch định chính sách và thực thi chính sách khi QH thông qua... Bên cạnh đó, cần làm rõ nội dung quản lý nhà nước bao gồm cả hành pháp và hành chính của Chính phủ và hệ thống các cơ quan Chính phủ. Mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp với cơ quan thực hiện chức năng lập pháp và cơ quan thực hiện chức năng tư pháp từ việc thành lập, cơ cấu đến chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan. Phân biệt rõ thẩm quyền của Chính phủ với Thủ tướng trong việc quản lý đất nước cũng như trong xây dựng, hoạch định chính sách. Đồng thời, cần phân biệt rõ thẩm quyền của Bộ trưởng với tư cách là thành viên Chính phủ, người đứng đầu bộ ngành tập thể Chính phủ, với QH, UBTVQH; làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng Chính phủ không làm thay, làm hết các việc của xã hội. Chính phủ chỉ làm những gì mà xã hội (doanh nghiệp và các tổ chức xã hội) không làm được.
Hội thảo cũng đã thảo luận về phân định thẩm quyền của Chính phủ, chính quyền địa phương, tránh đùn đẩy hoặc làm thay Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng với cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện. Tăng cường trách nhiệm của tập thể Chính phủ, cá nhân thành viên Chính phủ trước pháp luật. Cần được ghi nhận trong Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này về chế độ báo cáo của Chính phủ trước quốc dân đồng bào, trước công luận, và các hình thức thông tin của Chính phủ đến báo chí. Đồng thời, cần ghi nhận mối quan hệ công tác hoặc sự tác động 2 chiều giữa Chính phủ với các đoàn thể nhân dân...