Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Thông qua tổ TKVV buôn Ja Tu, xã Buôn Triết (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) cách đây hơn 3 năm, gia đình ông Y Char Trei được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo CSXH để phát triển chăn nuôi bò cỏ. Nhờ chịu thương chịu khó, cùng với thường xuyên học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc, đến nay, đàn bò của gia đình ông Y Char đã sinh sôi lên đến hàng chục con.

"Tham gia tổ TKVV, tôi và nhiều người dân được tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thủ tục giải ngân nhanh chóng nên bà con chúng tôi rất an tâm. Trước đây gia đình hay đi vay nợ ở ngoài với lãi suất rất cao, giờ nhà nước và Ngân hàng CSXH có chương trình cho vay đến tận thôn buôn dân chúng tôi rất phấn khởi", ông Y Char phấn khởi.

z5998411968648-466c803e82d56cfb3a6e007a58b1a589.jpg
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH để phát triển chăn nuôi bò, đến nay đàn bò gia đình ông Y Char đã có hàng chục con

Hơn 8 năm là tổ trưởng tổ TKVV buôn Ja Tu, bà H'Bui Byă (xã Buôn Triết, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, tổ đang quản lý 3 chương trình tín dụng, dư nợ 3 tỷ đồng với 57 hộ vay chủ yếu là người dân tộc thiểu số Ê Đê, M’Nông. Để quản lý hiệu quả nguồn vốn, tổ xây dựng quy ước hoạt động, bình xét vay vốn thực hiện công bằng, công khai, minh bạch. Việc thu lãi và gửi tiết kiệm thực hiện linh hoạt theo phương thức đi thu tại nhà hoặc đến đóng trực tiếp cho tổ trưởng.

"Chúng tôi luôn hỗ trợ các hộ khó khăn được tiếp cận nguồn vốn để phát triển chăn nuôi, phát triển sản xuất. Gia đình nào được giải ngân cũng quý trọng nguồn vốn, tập trung làm ăn, từ đó, đời sống của tổ viên ngày càng được cải thiện, trong tổ không có trường hợp nào nợ quá hạn", bà H'Bui Byă chia sẻ.

z5998414951702-bfba29dd0125fe36bfcd4b9d4d9feedd.jpg
Bà H'Bui Byă, tổ trưởng tổ TKVV buôn Ja Ju đến Ngân hàng CSXH nộp tiền lãi của tổ viên

Còn theo Chủ tịch UBND xã Buôn Triết Bùi Mạnh Hải chia sẻ, thời gian qua, các chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH đã góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Người dân dễ dàng tiếp cận với các vốn vay, cũng như sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Hiện nay, tỷ lệ nghèo đa chiều của xã chiếm 18,97%. Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân địa phương đang nỗ lực phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều này giảm xuống còn 8,47% để xã hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

Thời gian qua, các tổ TKVV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk luôn làm tốt vai trò là cầu nối, đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo và các đối tượng khác ở cơ sở. Qua đó, giúp người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình và từng bước thoát nghèo bền vững.

z5998417633647-9745fa8a39e5122167d66d1f763b43de.jpg
Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lắk giải ngân vốn vay ưu đãi cho nhân dân xã Buôn Triết

Hiện Ngân hàng CSXH tỉnh Đắk Lắk có 184 điểm giao dịch xã với trên 4.000 ngàn tổ TKVV quản lý gần 8.000 tỷ đồng, với trên 168 ngàn khách hàng vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đảm bảo an toàn, hiệu quả, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách được quản lý chặt chẽ, giúp người dân vay vốn sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Đánh giá về hiệu quả hoạt động của các tổ TKVV, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Thượng Văn Điệp khẳng định, có được thành công đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của những tổ trưởng tổ TKVV tâm huyết và tận tụy. Nguồn vốn tín dụng chính sách không những phát huy hiệu quả mà còn được bảo toàn và ngày càng được mở rộng thông qua việc huy động vốn, chất lượng tín dụng được nâng cao. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" của Ngân hàng CSXH huyện, không chỉ chuyển tải nguồn vốn kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích đến người dân, mà còn giúp việc quản lý vốn vay tốt hơn, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng. Qua đó thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng chính sách, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển.

Xã hội

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Cán bộ phường Phổ Vinh, Thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng
Xã hội

Ưu tiên xử lý văn bản, hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử

Cơ quan nhà nước ưu tiên xử lý văn bản, hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử, trừ văn bản, hồ sơ có chứa nội dung bí mật nhà nước; không xử lý đồng thời văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và văn bản, hồ sơ giấy trừ trường hợp pháp luật yêu cầu phải có bản giấy.

Phó Cục trưởng Cục phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm "Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam"
Xã hội

Trọng tâm, trọng điểm trong tuyên truyền pháp luật

Báo chí không chỉ là cầu nối giữa pháp luật và người dân mà còn là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng một xã hội pháp quyền, nơi mà mọi người đều hiểu và tuân thủ pháp luật. Để thực hiện tốt các vai trò này, báo chí cần phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phản ánh một cách khách quan, trung thực và không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Tọa đàm "Báo chí và ngày Pháp luật Việt Nam", do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 5.11.

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư
Giao thông

Tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy hợp tác công tư

Trước bối cảnh doanh nghiệp ra sức đầu tư nguồn lực vào các dự án hợp tác công tư (PPP) theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, những hành vi cản trở, nhũng nhiễu trong môi trường báo chí là biểu hiện của tình trạng lãng phí nguồn lực.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.