Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 tại Hà Nội: Yêu cầu giảm áp lực, tiết kiệm chi phí cho thí sinh

Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thủ đô.

Cụ thể, tại Chỉ thị số 14/CT - UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát toàn diện tổ chức kỳ thi theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí, ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 phải được tổ chức theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí; Các quận, huyện cùng cơ quan chuyên môn cần phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, nhất là phương án ứng phó với tình huống bất thường; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại các địa điểm thi.

Đồng thời chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện; công tác thông tin, truyền thông phải chủ động, kịp thời, đầy đủ; tuyệt đối không lơi là, chủ quan, xử lý linh hoạt, hiệu quả những vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.

vie-0786.jpg
Thí sinh làm thủ tục dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chủ tịch Trần Sĩ Thanh chỉ đạo Sở GD-ĐT Hà Nội hướng dẫn, kiểm tra việc đổi mới phương pháp, tổ chức hoạt động dạy và học, ôn tập, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh trung học phổ thông trong quá trình dạy và học, nhất là học sinh lớp 12 theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi, không để học sinh, giáo viên và các cơ sở giáo dục phổ thông bị động, khó khăn khi tham gia, tổ chức Kỳ thi. Chỉ đạo, tổ chức đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho những người tham gia tổ chức thi.

Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chuẩn bị, tổ chức thi đảm bảo yêu cầu phân cấp triệt để theo thẩm quyền, rõ nội dung, rõ trách nhiệm và hiệu quả.

Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các quy định, thông tin cần thiết về Kỳ thi; tăng cường công tác thông tin, truyền thông trước, trong và sau Kỳ thi, tạo sự đồng thuận xã hội và sự ủng hộ, hỗ trợ của Nhân dân.

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác, nhất là các phương án ứng phó với tình huống bất thường để tổ chức Kỳ thi đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn các địa điểm tổ chức thi trên địa bàn thành phố.

Phối hợp với thanh tra thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học và thi trên địa bàn.

Tổ chức chấm bài thi, công bố kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp theo đúng quy chế thi hiện hành.

Đối với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, cần xây dựng, hoàn thiện và công bố kịp thời Đề án tuyển sinh năm 2025 đảm 3 bảo chất lượng, theo hướng tăng cường công bằng, minh bạch trong các phương thức, tiêu chí xét tuyển; đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đồng thời có tác động tích cực tới hoạt động dạy và học ở bậc học phổ thông.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh yêu cầu Sở Tài chính phối hợp, hướng dẫn Sở GD-ĐT Hà Nội và các đơn vị liên quan về kinh phí tổ chức kỳ thi và tuyển sinh; cấp kinh phí kịp thời theo đúng chế độ quy định, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên tham gia kỳ thi theo quy định hiện hành.

Năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp THPT với 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học ở THPT, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).

Theo dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2025, Bộ GD-ĐT đề xuất giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm của các trường xuống 20%, như vậy 80% chỉ tiêu còn lại dành cho xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Điểm thi và điểm học bạ THPT được kết hợp theo tỷ lệ phù hợp để xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh. Các trường đại học được khuyến khích sử dụng điểm kỳ thi này để tuyển sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Hà Nội có khoảng 109.000 thí sinh đăng ký dự thi, chiếm 10% tổ số thí sinh trên cả nước và là địa phương có số lượng thí sinh dự thi đông nhất.

Giáo dục

Mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến học thanh niên Thanh Hóa phía Nam năm 2024 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ
Giáo dục

Mở đơn đăng ký học bổng khuyến học Thanh Hóa phía Nam năm 2024

Nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên người Thanh Hoá gặp hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để vươn lên trong học tập và rèn luyện, Câu lạc bộ Thanh niên Thanh Hóa phía Nam (STYC) tổ chức mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến khích học tập năm 2024 cho học sinh, sinh viên vượt khó, do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ.

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.