Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu về fintech toàn cầu và đi đầu trong các loại hình kinh doanh fintech, nhất là lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số. Vì thế, các quy định liên quan cũng tăng tốc để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này.
Bên cạnh việc làm lung lay nền tảng của các chính sách và thực tiễn bầu cử đã được củng cố trong nhiều thập kỷ buộc chúng phải thích ứng và thay đổi, đại dịch cũng làm sáng tỏ những thách thức mới mà các cơ quan quản lý bầu cử nên lường trước trong việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai.
Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.
Hiện tại, hầu hết các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tiến hành bầu cử thông qua phương pháp bỏ phiếu truyền thống: trong ngày bầu cử, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, những người đủ điều kiện bỏ phiếu phải có mặt tại điểm bỏ phiếu được chỉ định ở khu vực bầu cử đăng ký.
Việc tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều nhân lực. Trong bối cảnh mỗi nước đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đầy thách thức, vai trò của các nhân viên bầu cử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong khi thách thức và rủi ro đối với họ cũng phức tạp hơn vì họ là những người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri, phát phiếu bầu và giám sát các điểm bỏ phiếu.
Các cuộc bầu cử không hề rẻ vì phải liên quan đến việc sử dụng hàng nghìn nhân viên thời vụ, thuê mặt bằng, in ấn khối lượng lớn tài liệu bầu cử... Chi phí cho các cuộc bầu cử thường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những thách thức tài chính này còn gia tăng đáng kể do đại dịch Covid-19. Điều này chủ yếu là cơ quan tổ chức bầu cử phải tăng cường các chi phí liên quan đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu cũng như thiết kế các hình thức bỏ phiếu đặc biệt.
Bầu cử là một quyền dân chủ cơ bản. Nhưng trong khi nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để cho phép những người nhiễm SARS-Cov-2 và những người tự cách ly có thể bỏ phiếu, thì một số quốc gia lại đưa ra quy định ngăn cấm, tước đi quyền công dân cơ bản của họ.
Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.
Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng và những thách thức trong việc tổ chức bầu cử giữa đại dịch, một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử hoặc sửa đổi phương thức bầu cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này phải đối mặt với những rủi ro pháp lý vô cùng lớn bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và bảo đảm tính hợp hiến.
Ngoài quyết định hoãn bầu cử, nhiều quốc gia đang xem xét sửa đổi cách thức tiến hành bầu cử, bao gồm áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc bỏ phiếu qua internet, các ứng dụng điện thoại di động.
Ảrập Xêút - một quốc gia Trung Đông giàu có và khép kín - đang nỗ lực chuyển mình, cởi mở và tiến gần hơn những chuẩn mực mang tầm thời đại. Với việc đề ra Tầm nhìn 2030, Ảrập Xêút đang lên kế hoạch thay đổi mọi mặt từ kinh tế, xã hội, công nghệ của đất nước, chuẩn bị cho quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới bước vào kỷ nguyên hậu dầu mỏ. Trong khuôn khổ Tầm nhìn 2030, rất nhiều dự án phát triển mô hình thành phố siêu thông minh được lên kế hoạch và bắt đầu được thi công.
Ngày 10.1 vừa qua, Thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman đã công bố kế hoạch xây dựng một thành phố không carbon trong khuôn khổ của dự án mega city NEOM. Đây sẽ là nơi sinh sống của một triệu người, không có ô tô và không có đường phố.
Ảrập Xêút đã bắt đầu xây dựng các khu vực đô thị đầu tiên trong dự án phát triển "siêu thành phố” NEOM trị giá khoảng 500 tỷ USD, với quy mô bằng 33 lần thành phố New York của Mỹ. Được trang bị những công nghệ tiên tiến bậc nhất như mặt trăng nhân tạo, ô tô bay, nhân viên robot… "siêu thành phố" này được đánh giá là dự án tham vọng nhất thế giới nhằm biến trí tưởng tượng của con người thành hiện thực.
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đại diện nhân dân (DPR - Hạ viện) chịu ảnh hưởng lớn từ cơ cấu đảng phái. Các đảng có ghế trong Hạ viện Indonesia sẽ thành lập các nhóm đảng (factions), tạo nên cơ chế hoạt động của cơ quan này. Thông thường, các đảng lớn đồng thời cũng là những nhóm đảng, nhưng các đảng nhỏ thì phải hợp lại với nhau để tạo thành nhóm đảng. Mỗi nhóm đảng đều có người trong các Ủy ban và các cơ quan quan trọng khác của Hạ viện ứng với tỷ lệ của mỗi nhóm đảng.
Cuộc tổng tuyển cử năm 2019 của Indonesia, quốc gia với 17.000 đảo lớn nhỏ, được giới chuyên gia nhận định là cuộc bầu cử trong 1 ngày lớn nhất và phức tạp nhất thế giới khi lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống và Quốc hội (Hội nghị Hiệp thương nhân dân - MPR) của Indonesia được tổ chức cùng một lúc. Đây là cuộc siêu bầu cử với 193 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu để bầu cùng một lúc 6 vị trí quan trọng.
Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (Majelis Permusyawaratan Rakyat - MPR) còn được gọi Hội nghị Tư vấn Nhân dân là cơ quan lập pháp nằm trong Hệ thống chính trị của Indonesia. Kể từ cuộc tổng tuyển cử năm 2004, Hội nghị Hiệp thương Nhân dân có hai viện:
Ngày 10.7 vừa qua, đảo quốc Sư tử Singapore đã tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phải tiến hành bầu cử lập pháp trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch Covid-19.
Là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á tổ chức bầu cử kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân Singapore năm nay chứng kiến một kỳ bầu cử đầy khác biệt với những diễn biến chưa từng có tiền lệ.