TKV triển khai công tác đảm bảo an toàn và phòng chống thiên tai năm 2024

Ngày 8.4, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội nghị triển khai công tác đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ), phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) năm 2024.

Tại hội nghị, Ban Môi trường TKV đã báo cáo công tác PCTT - TKCN năm 2023 với những kết quả quan trọng, góp phần giảm thiệt hại mọi mặt ở mức thấp hơn so với năm 2022.

Báo cáo cũng cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, các đơn vị trong toàn Tập đoàn đã chủ động thực hiện công tác PCTT, thực hiện khối lượng thi công, nạo vét hệ thống thoát nước trong khai trường mỏ đạt 200.000m3; nạo vét các tuyến thoát nước chung ngoài khai trường mỏ khoảng 320.000m3/kế hoạch 351.210m3; triển khai các công trình phòng chống mưa bão...

Trên cơ sở nhận định tình hình thời tiết năm 2024, TKV triển khai một số giải pháp trọng tâm, nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại và sự cố do thiên tai gây ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD); bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, tài sản, thiết bị, vật kiến trúc của các đơn vị và dân cư xung quanh; không gây ngập lụt các mỏ; chống sạt lở các bãi thải mỏ...

TKV triển khai công tác đảm bảo an toàn và phòng chống thiên tai -0
Trưởng Ban Môi trường TKV Trần Minh Nghĩa báo cáo tổng hợp công tác an toàn Tập đoàn năm 2023 

Đối với công tác AT-VSLĐ, hội nghị đã đánh giá kiểm điểm nghiêm túc, phân tích nguyên nhân, rút kinh nghiệm từ một số vụ việc, sự cố, tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trong năm 2023 và quý I.2024. Đặc biệt, thực hiện Công điện ngày 3.4 của Thủ tướng Chính phủ, TKV đã nhanh chóng rà soát, đánh giá lại công tác AT-VSLĐ trong toàn Tập đoàn, nhất là tại các đơn vị khai thác than hầm lò.

Quý II và cả năm 2024, TKV đặt mục tiêu giảm thiểu số vụ TNLĐ và sự cố do chủ quan gây nên; giảm số vụ sự cố loại 1, TNLĐ chết người; không để xảy ra các vụ tai nạn, sự cố mang tính thảm họa. Theo đó, các đơn vị tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn trong phòng ngừa bục nước; phòng chống cháy, nổ khí mê tan; sạt lở tầng, vỡ đập hồ chứa.

Kiểm tra, rà soát kế hoạch phòng chống mưa bão năm 2024, trong đó chú trọng vào củng cố hệ thống cung cấp điện, máy phát, hệ thống, thiết bị hầm bơm, hệ thống thoát nước trong hầm lò và ngoài mặt bằng bảo đảm thoát nước khi mưa lớn kéo dài.

Đối với công tác phòng ngừa cháy nổ khí, các điểm khai thác hầm lò tiếp tục tăng cường thực hiện công tác thông gió và các giải pháp kiểm soát khí mỏ, phòng ngừa than tự cháy tại các mỏ hầm lò. Giải pháp trang bị lắp đặt đủ các đầu đo gió, đo khí, hệ thống quan trắc kiểm soát khí mỏ cho các đối tượng ở mỏ hầm lò; trang bị và thực hiện nghiêm công tác đo kiểm soát bằng máy đo khí cầm tay. Bảo đảm có người chỉ huy dẫn công nhân vào lò, kiểm soát khí trước, trong ca sản xuất theo quy định.

Các đơn vị sản xuất trực tiếp thực hiện việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát hệ thống quan trắc khí tập trung tại các đơn vị, kịp thời cảnh báo nguy cơ về khí để đơn vị kịp thời triển khai phương án phòng ngừa, xử lý. Công tác kiểm soát phòng ngừa than tự cháy lắp đặt đầy đủ hệ thống đường ống bơm khí Nitơ, ống kiểm soát nhiệt, kiểm soát khí, phun trám đường lò theo quy định.

Phát biểu tại hội nghị, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn TKV Vũ Thành Lâm khẳng định, toàn tập đoàn và các đơn vị đều đặc biệt chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo AT-VSLĐ trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất hầm lò.

TKV triển khai công tác đảm bảo an toàn và phòng chống thiên tai -0
Phó Tổng Giám đốc TKV Nguyễn Huy Nam phát biểu kết luận hội nghị

“Tuy nhiên, sản xuất hầm lò luôn tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra tai nạn và sự cố, các vụ TNLĐ và sự cố có tính chất phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn bục nước, cháy nổ khí, cháy nội sinh... Do vậy, công tác AT-VSLĐ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; yêu cầu các đơn vị rà soát lại lực lượng làm công tác an toàn, thiết bị an toàn, hồ sơ pháp lý. Tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về AT-VSLĐ cho CBCN, xây dựng chương trình tự chủ an toàn. Đảm bảo công tác thông gió 24/24 tại các gương lò; cán bộ trực ca cùng công nhân vào làm việc kiểm tra các điều kiện về khí, gió..., bảo đảm an toàn mới làm việc,” ông Lâm đặt vấn đề.

Kết luận hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV Nguyễn Huy Nam nhấn mạnh, công tác AT-VSLĐ trong ngành than – khoáng sản là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng luôn phải được đặt lên hàng đầu. Ban điều hành TKV yêu cầu các đơn vị cần có kế hoạch, triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Đảng ủy Tập đoàn, Đảng ủy Than Quảng Ninh, Tổng giám đốc Tập đoàn về công tác AT-VSLĐ.

Các khối sản xuất thực hiện công tác đảm bảo AT-VSLĐ theo điều kiện thực tế sản xuất; rà soát các quy trình, quy định đảm bảo thực hiện đồng bộ cũng như phân cấp quản lý đối với công trường, phân xưởng trong công tác AT-VSLĐ, trách nhiệm của người đứng đầu, của CNLĐ khi để xảy ra tai nạn, sự cố. Rà soát các hệ thống quản lý khí mê tan; kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, biện pháp an toàn.

Viện Khoa học công nghệ mỏ TKV, Trung tâm Cấp cứu mỏ... nghiên cứu, tham mưu thực hiện đầu tư các thiết bị đảm bảo bảo an toàn tốt hơn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa vi phạm và tai nạn, sự cố có thể xảy ra; xử lý nghiêm trường hợp các tập thể, cá nhân vi phạm quy trình, biện pháp an toàn, để xảy ra TNLĐ và sự cố.

Môi trường

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà
Kinh tế

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà

Ngày 25.4, Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chính thức khởi công dự án điện mặt trời mái nhà với công suất gần 28 MWp. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Samsung tại thị trường Việt Nam.

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa
Môi trường

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp triển khai cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông – giáo dục trong việc đồng hành cùng chính sách, khơi dậy ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi góp phần giảm rác thải nhựa.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển
Môi trường

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển


Là một trong những địa phương ven biển tiên phong tham gia các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa từ năm 2018, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương.

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa
Môi trường

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành thách thức toàn cầu, cùng với mục tiêu của Đà Nẵng xây dựng hình ảnh Đô thị xanh, quận Thanh Khê đã và đang khẳng định vai trò là một trong những đơn vị tiên phong triển khai hiệu quả các mô hình, sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.