Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tính toán, xử lý nội dung còn giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan

Tiếp theo chương trình Phiên họp thứ 42, sáng nay, 5.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và 2 dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

ctqh.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
dbnd_bl_pct-dinh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Không để ngắt quãng công việc, khoảng trống về thời gian

Theo Tờ trình dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày, dự thảo Luật gồm 5 chương, 35 điều. So với Luật hiện hành giảm 2 chương và 15 điều.

Dự thảo Luật hoàn thiện các quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước ở Trung ương (Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, MTTQ Việt Nam); hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và mối quan hệ giữa các cơ quan của Chính phủ. Đồng thời, hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương.

dbnd_bl_thanh-tra.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Ảnh: Lâm Hiển

Trong đó, xác định rõ Chính phủ có trách nhiệm trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định các nội dung theo quy định của Hiến pháp và những vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội, các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Luật Tổ chức Quốc hội.

Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng cho biết, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến, việc trình Quốc hội xem xét, quyết định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là cần thiết để bộ máy mới nhanh chóng ổn định, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ với các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và thống nhất với các chính sách được đề xuất trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật.

Về nguyên tắc phân định thẩm quyền (Điều 7), Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền tại Điều 7 của dự thảo Luật.

Để xử lý các nội dung còn giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã bổ sung quy định về những nội dung cần được quy định bằng luật (khoản 1 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành).

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành phương án cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV như đề nghị của Chính phủ; tán thành phương án cơ cấu số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV như đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ 2 dự thảo Nghị quyết được chuẩn bị đầy đủ, bảo đảm theo quy định pháp luật, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Bảo đảm thông suốt, thống nhất, đồng bộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất cao với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ và ban hành 2 Nghị quyết.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật tuy trong thời gian ngắn đã phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc không kể ngày nghỉ để chuẩn bị hồ sơ và thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm phù hợp các quy định của Hiến pháp, tuân thủ theo pháp luật hiện hành, bảo đảm quy trình rút gọn.

Nhấn mạnh quan điểm khi sửa đổi Luật là Quốc hội nên phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho Chính phủ để Chính phủ chủ động, qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay cũng như trong tương lai sắp tới để đất nước phát triển, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền của dự thảo Luật này với các dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, một số luật quản lý ngành, lĩnh vực khác.

Về nguyên tắc phân định thẩm quyền tại Điều 7 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là nội dung rất quan trọng, các cơ quan phải bám sát chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 1.2025). Các nguyên tắc phân định thẩm quyền cơ bản quy định rõ về mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội như thế nào, với Ủy ban Thường vụ Quốc hội như thế nào, với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan lập pháp, hành pháp “đúng vai thuộc bài”; tính toán, xử lý các nội dung còn giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan.

Về phân cấp, phân quyền tại Điều 8, Điều 9 dự thảo Luật, theo Chủ tịch Quốc hội, phân quyền, phân cấp, ủy quyền được thể hiện ở dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó khi sửa đổi hai luật này phải bảo đảm thông suốt, thống nhất, đồng bộ.

dbnd_bl_dai-bieu-1275.jpg
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý đến những điều kiện phân cấp như: tài chính, nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, kinh nghiệm quản lý... trong phân cấp, phân quyền, ủy quyền. Đồng thời, yêu cầu làm rõ hơn điều kiện về khả năng đáp ứng của cơ quan, tổ chức, người được phân cấp, bảo đảm tính khả thi, tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm. “Cùng một luật, một nghị định, thông tư nhưng tại sao có những địa phương làm hết sức quyết liệt, không nói khó nhưng cũng có những địa phương phản ánh là do luật, do nghị định, thông tư?”, Chủ tịch Quốc hội băn khoăn.

Khoản 1 Điều 8 của dự thảo Luật xác định nguyên tắc chịu trách nhiệm hoàn toàn, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nội dung này cần được bổ sung tại Điều 19 của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Liên quan đến điều khoản chuyển tiếp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần xác định rõ các điều, khoản, điểm của luật, pháp lệnh đã được điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ thẩm quyền quyết định việc ngưng hiệu lực đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành để phù hợp với nguyên tắc của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 56).

Khoản 3 Điều 2 của Hiến pháp năm 2013 quy định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đối chiếu vào khoản 3 Điều 12, khoản 2 Điều 13 dự thảo Luật quy định là nhằm thể hiện mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội, các cơ quan tư pháp; tuy nhiên về “phân công”, “kiểm soát quyền lực” giữa các cơ quan nhà nước là còn bỏ ngỏ, không cụ thể hóa được hơn so với quy định của Hiến pháp, thiếu các nội dung thể hiện mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cân nhắc hoặc là bỏ quy định tại khoản 3 Điều 12 và khoản 2 Điều 13 của dự thảo Luật; hoặc là phải thể hiện sao cho đầy đủ, toàn diện hơn.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, phải bảo đảm không chồng chéo, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, liên thông trong quản lý nhà nước. Cùng với đó, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sắp xếp tổ chức bộ máy.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo cùng các bộ, ngành liên quan trong việc khẩn trương chuẩn bị hồ sơ dự thảo Luật và 2 dự thảo Nghị quyết một cách nghiêm túc, chất lượng, đúng quy định, bám sát yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước. Hoan nghênh Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với các cơ quan khác của Quốc hội khẩn trương tổ chức thẩm tra, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan tiếp tục rà soát các luật và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, trên nguyên tắc tuân thủ tuyệt đối Hiến pháp.

Về 2 dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí, đề nghị Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, Ủy ban Pháp luật khẩn trương tổ chức thẩm tra để gửi sớm nhất đến các đại biểu Quốc hội để nghiên cứu.

Thời sự Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh

Sáng 25.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phát biểu khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ Khóa XV sáng 25.3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang rất khẩn trương triển khai các nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy. Các dự án Luật thảo luận tại Hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ

Chiều 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ đang tham gia chương trình "Về nguồn" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).