Tính toán kỹ phương án giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thảo luận tại Tổ 11 gồm các Đoàn TP. Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH thống nhất chủ trương đầu tư dự án, song cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định để khắc phục các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, thủ tục hành chính, các vấn đề về khoáng sản. Đặc biệt, cần tính toán kỹ lưỡng phương án giải phóng mặt bằng cho dự án và tái định cư để ổn định đời sống người dân.

z6027879283939-63a1f43d71c84d09ef150eb27d2581dc.jpg
Toàn cảnh tổ 11. Ảnh: Đào Cảnh

Theo ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh (Long An), cần bổ sung một số quy định về nội dung khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong dự thảo nghị quyết để tránh vướng mắc liên quan đến quy hoạch. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 4 Luật Khoáng sản quy định “khai thác khoáng sản phù hợp với quy hoạch khoáng sản”. Trên thực tế, một số mỏ vật liệu thuộc hồ sơ khảo sát nhưng lại không nằm trong quy hoạch khoáng sản (ví dụ các mỏ đất san lấp), dẫn đến địa phương chưa có đủ cơ sở để cấp giấy xác nhận đăng ký khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù. Dự thảo nghị quyết chưa đưa ra cơ chế để tháo gỡ vướng mắc đối với nguyên tắc này.

z6027877813251-6faf34e4c7d1076ffd3d9752a744e945.jpg
ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh

Liên quan đến nguy cơ vướng mắc về khoáng sản, một số ĐBQH cho rằng, khi thực hiện dự án đường sắt cao tốc cũng có thể gặp vấn đề chồng lấn lên quy hoạch khoáng sản. Nếu điều chỉnh quy hoạch khoáng sản theo trình tự, thủ tục của Luật Khoáng sản và Luật Quy hoạch thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, trong dự thảo nghị quyết cần giải quyết vấn đề chồng lấn tuyến đường lên quy hoạch khoáng sản; khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Chưa kể, trong trường hợp thi công dự án mà phát hiện khoáng sản thì giải quyết thế nào? Nếu thực hiện theo quy định hiện hành, sẽ mất nhiều thời gian để cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thăm dò, khai thác, thu hồi khoáng sản.

Trên cơ sở đó, ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh đề nghị quy định chính xác đối tượng áp dụng, cụ thể là đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đã được cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác hoặc đã hết thời hạn khai thác nhưng còn trữ lượng và chưa thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ, UBND cấp tỉnh quyết định. Quy định như vậy sẽ rõ ràng về đối tượng áp dụng gắn với điều kiện cụ thể. Đề nghị chỉnh sửa nội dung này tại điểm a khoản 5 Điều 3 dự thảo Nghị quyết.

z6027874350719-eb3acb0f485bcbcdf99ace5a12a2e83f.jpg
ĐBQH Nguyễn Duy Minh (TP. Đà Nẵng) phát biểu

ĐBQH Nguyễn Duy Minh (TP. Đà Nẵng) cũng đề nghị làm rõ nội dung “giao mỏ cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phục vụ Dự án; quản lý, giám sát quá trình thực hiện và quản lý sau khi hoàn thành Dự án” đối với các mỏ khoáng sản nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án nhưng chưa cấp Giấy phép khai thác, có phải không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản hay không. Cần quy định rõ nội dung này để thống nhất cách hiểu, áp dụng trong thực tế.

Quan tâm đến vấn đề giải phóng mặt bằng và tái định cư, các ĐBQH tổ 11 khẳng định, vừa qua, Quốc hội cho phép Chính phủ tách GPMB thành dự án riêng nhưng trong trình bày của Chính phủ về dự án đường sắt cao tốc thì chưa nói đến vấn đề này, mặc dù đây là dự án rất lớn. Do đó, các ĐBQH cho rằng Chính phủ và cơ quan thẩm tra nên thảo luận, nghiên cứu sâu về phương án tách GPMB thành dự án riêng.

z6027878177509-49ed5a3de6193a1b16d60ba6fae992b8.jpg
ĐBQH Quàng Văn Hương (Sơn La) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh

Về vấn đề này, ĐBQH Quàng Văn Hương (Sơn La) cho rằng, phương án GPMB phải thống nhất trong cùng một dự án, không thể giá đền bù khác nhau giữa các năm. Do đó, cần thống nhất phương án GPMB một lần hay GPMB nhiều lần. Bên cạnh đó, cần tính toán kỹ lưỡng vấn đề tái định cư để ổn định đời sống người dân.

Đồng tình với quan điểm này, song ĐBQH Nguyễn Duy Minh (TP. Đà Nẵng) lưu ý thêm: “Công tác GPMB, tái định cư cho dự án này có số lượng rất lớn. Tách GPMB giao về các địa phương nhưng chất lượng tổ chức triển khai ở các địa phương rất khó để đồng đều. Đây là bài toán cần cân nhắc kỹ”.

z6027878012881-0328ce4bb2be0f8626cef8b900a1f0ea.jpg
Các ĐBQH thảo luận tại tổ 11. Ảnh: Đào Cảnh

Liên quan đến vấn đề lựa chọn công nghệ thực hiện dự án, ĐBQH Trần Đình Chung (TP. Đà Nẵng) cho rằng: “Trong báo cáo đã đưa ra công nghệ của 4 nước đều là những quốc gia có công nghệ phát triển và làm chủ được công nghệ. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ nào, của nước nào và làm sao để tốt nhất và không bị lệ thuộc vào công nghệ là vấn đề quan trọng cần cân nhắc”.

Tại thảo luận tổ, một số ĐBQH cũng quan tâm đến vấn đề cân đối nguồn vốn thực hiện dự án. Theo các đại biểu, đây là dự án cần nguồn vốn đầu tư lớn và trong cùng thời điểm cũng có rất nhiều chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nên sẽ bị chi phối. Do đó, cần tính toán đến các phương án huy động nguồn lực để bảo đảm nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng cho rằng, cùng với dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, cần cân đối đầu tư phát triển các vùng khác để tạo ra sự đồng đều, cùng phát triển.

Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.