Phó Tổng Thư ký, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn

Tinh thần chủ động hành động của Quốc hội đang lan tỏa mạnh mẽ

Chia sẻ bên lề Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn cho rằng, quyết tâm đưa các văn bản hướng dẫn về đích “đúng hẹn” của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ cho thấy, tinh thần khẩn trương, chủ động của Quốc hội đã lan tỏa mạnh mẽ trong hệ thống chính trị, đặc biệt là ở các cấp thực thi. Qua đó, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo ông Đậu Anh Tuấn, điểm nổi bật của Quốc hội Khóa XV, đó là việc thúc đẩy thực thi các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua. Ông Tuấn cũng chỉ ra một thực tế, một trong những điểm hạn chế nhiều năm qua là tình trạng luật được thông qua nhưng tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn của một số luật vẫn chưa kịp thời. Thậm chí, nội dung luật rất tiến bộ nhưng khi chuyển tải vào các văn bản hướng dẫn đôi lúc chưa thật sự đầy đủ.

Do vậy, việc Quốc hội tổ chức hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội đối với việc thực thi các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua. "Nội dung chính sách đã tốt, nhưng cộng đồng doanh nghiệp, cử tri cần luật sớm đi vào cuộc sống" - ông Tuấn nhấn mạnh.  

a
Toàn cảnh hội nghị

Theo ông Tuấn, nếu chậm ban hành văn bản hướng dẫn thì luật sẽ chậm đi vào cuộc sống. Đơn cử, thủ tục hành chính được luật quy định theo hướng thuận lợi, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, việc triển khai các quy định này chậm thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp. Thực thi pháp luật có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp và người dân. Do đó, để luật đi vào cuộc sống, theo ông Tuấn, vai trò của các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là vai trò của Chính phủ hết sức quan trọng.

Qua theo dõi hoạt động của Quốc hội, chúng ta có thể thấy rõ quyết tâm chính trị khi Quốc hội thông qua hai đạo luật quan trọng và đồ sộ, đó là Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng tại Kỳ họp bất thường vừa qua. Qua đó, thể hiện tinh thần lập pháp rất mới, chủ động và chuyên nghiệp của Quốc hội. Tinh thần chủ động này đang được lan tỏa ra nhiều cơ quan, trong đó có Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương. 

Tinh thần hành động của Quốc hội đang lan toả mạnh mẽ -0
Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn

Để hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở hay Luật Kinh doanh bất động sản, mặc dù 1.1.2025 mới có hiệu lực nhưng tiến độ soạn thảo các nghị định hướng dẫn của Chính phủ và của các bộ được giao chủ trì như Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng đang rất khẩn trương. Thậm chí có đơn vị còn "tham vọng" sẽ hoàn thành công tác soạn thảo ngay trong tháng 5.2024 để sớm triển khai luật. 

Việc luật đi vào cuộc sống sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng với quyết tâm chính trị cao của các cơ quan liên quan trong việc thúc đẩy luật, nghị quyết của Quốc hội đi vào cuộc sống là tín hiệu tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế và cho môi trường đầu tư kinh doanh.

Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn

Có thể thấy, các cơ quan thực thi rất khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao, sự chủ động này sẽ giúp các luật, nghị quyết của Quốc hội thông qua gần đây sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống. 

Từ góc độ của cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn khẳng định, nhà đầu tư kỳ vọng vào việc thực hiện các đạo luật trên trong thơi gian tới. Đơn cử như Luật Đất đai – đạo luật được doanh nghiệp trông chờ nhất, bởi nhiều chế định giúp giải quyết đáng kể những vướng mắc liên quan đến quy trình, thời gian, thủ tục đầu tư.

Hay chủ trương phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, chế định tiến bộ, cởi mở như người Việt Nam định cư tại nước ngoài có thể mua nhà; hay mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp... Đây là những quy định rất tiến bộ, nếu được triển khai một cách bài bản, nhanh chóng thì chắc chắn tạo được hiệu ứng tích cực đối cho nền kinh tế, đối với cộng đồng kinh doanh, đối với môi trường kinh doanh.

Cũng theo ông Tuấn, trước đây, các cơ quan thực thi tương đối lúng túng về thời hạn luật có hiệu lực, trong lúc Chính phủ chưa chuẩn bị kịp nghị định, thông tư hướng dẫn. Nhưng ở nhiệm kỳ này, Chính phủ đã thể hiện sự chủ động, tích cực trong việc ban  hành các văn bản hướng dẫn để sớm đưa luật đi vào cuộc sống.

Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.