Tỉnh Hòa Bình quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo của tỉnh Hòa Bình về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long nêu rõ, nhiệm vụ sắp xếp tinh gọn bộ máy là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và tổ chức. Mỗi tổ chức, cá nhân có liên quan cần phải nỗ lực quyết tâm cao, vì lợi ích chung.

Chiều 9.12, Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình đã tổ chức họp Ban Chỉ đạo của tỉnh về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; cho ý kiến định hướng, phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.

2.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: T. Tâm

Tại cuộc họp, các đại biểu đã được nghe Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo của tỉnh Bùi Thị Minh trình bày các dự thảo văn bản của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của tỉnh: Kế hoạch thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên địa bàn tỉnh; Công văn triển khai nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW; Đề án tổng kết hoạt động của các Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh; thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

Cơ bản nhất trí, đồng tình với các dự thảo văn bản của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của tỉnh, các đại biểu cũng thể hiện sự quyết tâm cao trong thực hiện các nhiệm vụ được giao theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý, các quỹ đầu tư, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long đánh giá cao công tác chuẩn bị nội dung phục vụ cuộc họp của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy và các đơn vị có liên quan. Những nội dung được chuẩn bị và đưa ra thảo luận tại cuộc họp đã bám sát sự chỉ đạo, yêu cầu của Trung ương.

Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ, nhiệm vụ sắp xếp tinh gọn bộ máy là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và tổ chức. Vì vậy mỗi tổ chức, cá nhân có liên quan cần phải nỗ lực quyết tâm cao, vì lợi ích chung. Các thành viên Ban Chỉ đạo cần xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể và cầu thị, bám sát chỉ đạo của Trung ương.

c1.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long kết luận cuộc làm việc. Ảnh: T. Tâm

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long cũng đề nghị, các cấp, các ngành phải khẩn trương triển khai các công việc, trong quá trình thực hiện cần bám sát yêu cầu, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương. Đồng thời, các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, ngành trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu, các thành viên Ban Chỉ đạo cần gương mẫu, chủ động thực hiện với quyết tâm cao nhất, quyết liệt nhất trong thực hiện nhiệm vụ được giao; xác định những nội dung công việc ưu tiên và phối hợp trong việc triển khai thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, tạo đồng thuận trong cán bộ và Nhân dân. Giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý, các quỹ đầu tư, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh.

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.