Trên đường phát triển

Tỉnh An Giang mới sau hợp nhất có 3 đặc khu và 102 đơn vị hành chính cấp xã

Nguyễn Hành 12/05/2025 06:19

Hợp nhất từ tỉnh Kiên Giang và An Giang thành tỉnh An Giang mới, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang. Sau hợp nhất, tỉnh An Giang trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất miền Tây với 102 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 3 đặc khu.

Tỉnh mới An Giang mới sẽ có 3 đặc khu

TP Rach Gia 1
Sau khi hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang thành tỉnh An Giang trở thành địa phương có diện tích lớn nhất miền Tây

Vừa qua, HĐND tỉnh An Giang, Kiên Giang đã thông qua đề án hợp nhất 2 tỉnh này theo chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Theo đó, sau hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Sau khi hợp nhất, tỉnh An Giang có diện tích hơn 9.888km2 (tỉnh có diện tích lớn nhất miền Tây), dân số gần 5 triệu người, với 102 xã, phường, trong đó có 3 đặc khu, gồm: Đặc khu Phú Quốc, Thổ Châu và Kiên Hải.

Tổng số biên chế của tỉnh An Giang sau hợp nhất là 29.911 người. Trong đó, biên chế hiện có của tỉnh An Giang là 16.939 người, Kiên Giang là 12.972 biên chế.

TP Rach Gia
Trung tâm chính trị - hành chính tỉnh An Giang (mới) đặt tại TP. Rạch Giá (Ảnh: Phương Vũ)

Qua rà soát, tổng số trụ sở công (cấp tỉnh) của 2 tỉnh trước khi thực hiện sắp xếp là 876. Trong đó, dự kiến 718 trụ sở sẽ tiếp tục được sử dụng; 40 trụ sở không sử dụng và 118 trụ sở có phương án khác.

UBND tỉnh An Giang và Kiên Giang phối hợp xây dựng phương án tiếp tục bố trí, sử dụng, thực hiện điều chuyển cho cơ quan, đơn vị khác sử dụng hoặc tổ chức đấu giá tài sản theo quy định; tránh tình trạng trụ sở bỏ hoang, gây lãng phí.

Lập 6 tổ giúp việc cho đề án sáp nhập hai tỉnh

Để công tác sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp tỉnh khi thực hiện chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc sáp nhập tỉnh An Giang và Kiên Giang, vừa qua, Ban Thường vụ hai Tỉnh ủy An Giang và Kiên Giang tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo hợp nhất 2 tỉnh để thống nhất một số nội dung và tiến độ sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Theo đó, để triển khai thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh An Giang-Kiên Giang thành tỉnh An Giang, Ban Chỉ đạo hợp nhất 2 tỉnh thống nhất sẽ thành lập 6 tổ giúp việc; trong đó, Tổ 1 tham mưu xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh An Giang-Kiên Giang và sắp xếp tổ chức, bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tỉnh An Giang (mới).

z6405950502425_a78ecc8e5321cea40ccc4436480a94b1.jpg
An Giang và Kiên Giang có thế mạnh về du lịch, nhất là du lịch tâm linh

Tổ 2, tham mưu xây dựng Đề án thành lập Đảng bộ tỉnh An Giang; Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp tỉnh, cấp xã) trước khi hợp nhất.

Tổ 3, rà soát, thẩm định, thẩm tra tiêu chuẩn, điều kiện nhân sự tái cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030; chuẩn bị các thủ tục và tham mưu thực hiện quy trình nhân sự, đề nghị cấp có thẩm quyền chỉ định nhân sự cấp ủy tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030.

Tổ 4, giúp Ban Chỉ đạo tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh sau hợp nhất (để trình cấp ủy mới sau hợp nhất); chuẩn bị các điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị... để tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh (sau hợp nhất) nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng thời, giúp Ban Chỉ đạo tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy 2 tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh theo thời gian Trung ương quy định.

TP PHu Quôc
Đặc khu Phú Quốc có tiềm năng về du lịch nghỉ dưỡng mang đẳng cấp quốc tế (Ảnh: Phương Vũ)

Tổ 5, tham mưu phương án xử lý các vấn đề có liên quan và các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác khi hợp nhất tỉnh như: sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản và các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác khi hợp nhất tỉnh. Tổ 6, tham mưu công tác bảo đảm an ninh, trật tự khi hợp nhất 2 tỉnh An Giang- Kiên Giang.

Các tổ giúp việc trên do các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy hai tỉnh An Giang-Kiên Giang làm tổ trưởng.

Theo đề án, số lượng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh An Giang sau hợp nhất tối đa không vượt quá tổng số biên chế của An Giang và Kiên Giang trước hợp nhất và thực hiện tinh giản gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, trong thời hạn 5 năm.

Sau khi chính quyền địa phương tỉnh An Giang đi vào hoạt động, căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tỉnh để xây dựng vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho tỉnh theo quy định.

Tỉnh An Giang và Kiên Giang hiện hữu có thế mạnh về nông nghiệp, kinh tế biển và du lịch, nhất là du lịch tâm linh và biển đảo. Hai địa phương này có nhiều dân tộc cùng sinh sống lâu đời, hình thành những giá trị văn hoáphong phú với nhiều lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống và các công trình kiến trúc độc đáo.
Sau khi hợp nhất, tỉnh An Giang mới có quy mô kinh tế lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, với sự kết hợp giữa kinh tế biển, thương mại biên giới, nông nghiệp và du lịch; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, quỹ đất gắn với lợi thế về giao thương biên giới, cảng biển… Đặc biệt với tiềm năng thế mạnh của đặc khu Phú Quốc - là trung tâm du lịch, dịch vụ tổng hợp mang đẳng cấp quốc tế sẽ là đòn bẩy giúp An Giang mở rộng không gian phát triển hơn nữa.

Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Nổi bật
        Mới nhất
        Tỉnh An Giang mới sau hợp nhất có 3 đặc khu và 102 đơn vị hành chính cấp xã
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO