Tín dụng chính sách xã hội đưa Việt Nam thành hình mẫu về giảm nghèo

Tại tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu khẳng định, nguồn vốn này đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo, về tăng trưởng kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới.

“Chỉ thị 40 đã đi vào cuộc sống với nhiều thành quả nổi bật”

2024 là năm thứ 10 tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Các đại biểu dự tọa đàm

Các đại biểu dự tọa đàm

“Trong 10 năm qua, Chỉ thị 40 đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả với nhiều thành quả nổi bật”, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết.

Thành quả đầu tiên là đã tập trung huy động được nguồn vốn lớn, đa dạng, năm sau cao hơn năm trước. Đến cuối tháng 10.2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 375,8 nghìn tỷ đồng, tăng 241,1 nghìn tỷ đồng (gấp 2,8 lần) so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị 40, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,8%/năm.

Điểm nổi bật trong giai đoạn này là 100% địa phương cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước đã quan tâm cân đối, bố trí ngân sách ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay. Số tiền ủy thác đến nay đạt 48,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,8%/tổng nguồn vốn, tăng 45,1 nghìn tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW.

“Đây là nguồn lực lớn, đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác”, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận nhấn mạnh.

huynhvanthuan-6.jpg
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Huỳnh Văn Thuận chia sẻ tại tọa đàm

Với nguồn lực này, NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Thành quả là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, số lượt người được vay vốn ngày càng tăng, chất lượng tín dụng được nâng cao.

Hiện nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 358,9 nghìn tỷ đồng, tăng 229,4 nghìn tỷ đồng (gấp 2,8 lần) so với cuối năm 2014 - thời điểm bắt đầu thực hiện Chỉ thị 40, với hơn 6,8 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh hiện nay là 0,55%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,2%/tổng dư nợ.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển.

Cũng trong 10 năm qua, NHCSXH đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng điều chỉnh, bổ sung, ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế. Nhiều chính sách đã được điều chỉnh nâng mức cho vay, kéo dài thời hạn cho vay.

“Điểm sáng”, “trụ cột” của chính sách giảm nghèo

Tại tọa đàm, các đại biểu Quốc hội cho rằng, với những thành quả đã đạt được, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một “điểm sáng”, là một “trụ cột” trong hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội. Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng đưa tỷ lệ giảm nghèo của cả nước từ 14,2% năm 2011 xuống 2,93% cuối năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

thachphuocbinh-5.jpg
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình chia sẻ tại tọa đàm

Ông Thạch Phước Bình, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh đã bố trí nguồn vốn địa phương ủy thác qua NHCSXH đạt trên 633 tỷ đồng. NHCSXH tỉnh đã kịp thời chuyển tải chính sách tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng. Hiện dư nợ tín dụng chính sách tại Trà Vinh đạt 4.677 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ đồng so với năm 2014, với tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình trên 18%/năm. Có trên 129 nghìn hộ nghèo và đối tượng chính sách đang được vay vốn, với tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, chỉ 0,18%/tổng dư nợ.

“Những con số này minh chứng cho sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp chính quyền đối với tín dụng chính sách xã hội. Nhờ vậy, giai đoạn 2014 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo tại Trà Vinh giảm từ 10,66% xuống còn 1,8%; và từ 2021 đến cuối năm 2023 giảm xuống còn 1,19%. Đặc biệt, chính sách tín dụng xã hội đã góp phần quan trọng xây dựng Trà Vinh trở thành tỉnh Nông thôn mới”, ông Thạch Phước Bình khẳng định.

doanthilean-5.jpg
Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Cao Bằng Đoàn Thị Lê An chia sẻ tại tọa đàm

Tương tự, ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) cho biết, hiện tại, NHCSXH tỉnh Cao Bằng đang cung cấp 19 chương trình cho vay với tổng dư nợ đến cuối tháng 10.2024 đạt 4.606 tỷ đồng với 61.266 hộ còn dư nợ.

“Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp 473,9 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất; góp phần giúp 102,4 nghìn hộ thoát nghèo; giải quyết việc làm cho 52,3 nghìn lao động; hỗ trợ 22,4 nghìn học sinh, sinh viên được tiếp bước vào các trường đại học, cao đẳng... Từ đó góp phần quan trọng thực hiện tốt mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đẩy lùi “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh”, ĐBQH Đoàn Thị Lê An cho biết.

“Chia sẻ của các đại biểu Quốc hội là minh chứng rất rõ ràng về hiệu quả của chính sách xã hội”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan khẳng định. Theo ông Đoan, có thể đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên 3 bình diện.

lamvandoan-3.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan chia sẻ tại tọa đàm

Ở khía cạnh quốc gia, Việt Nam đã trở thành một hình mẫu cho nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới về giảm nghèo, về tăng trưởng kinh tế. Trong những thành quả đó có đóng góp, vai trò rất to lớn của tín dụng chính sách xã hội. Ở bình diện địa phương, nguồn vốn này đã đóng góp rất quan trọng cho việc xóa đói giảm nghèo, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ở góc độ người dân, vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ trực tiếp để họ vươn lên, vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.

“Từng người dân ổn định và giàu có, từng địa phương có nền kinh tế tăng trưởng mạnh thì tổng thể quốc gia sẽ thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng ta đặt ra”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan nhấn mạnh.

“Khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn”

Bên cạnh những thành quả nổi bật, hiện còn không ít thách thức và bối cảnh mới cũng đặt ra những yêu cầu mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội.

“Thú thực, khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn”, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận cho biết. Nhiều chương trình có nhu cầu vốn rất lớn, như cho vay nhà ở xã hội, giải quyết việc làm… Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý và bảo đảm tính bền vững. Nguồn vốn yếu sử dụng cho vay trung, dài hạn, với dư nợ trung, dài hạn chiếm 99,4%; trong khi nguồn vốn dài hạn trên 5 năm chỉ chiếm 41,8%. Nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 12%.

Đặc biệt, nguồn lực thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là chương trình cho vay giải quyết việc làm, nhà ở xã hội…

Bên cạnh đó, nguồn vốn ủy thác tại một số tỉnh còn hạn chế; chính sách tín dụng chưa triệt để, chưa bao trùm hết các đối tượng có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi. Ví dụ, chưa có chính sách tín dụng đối với hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan, hiện nay chúng ta thiếu các quy định pháp lý về việc bố trí vốn cho NHCSXH. “Ví dụ Luật Đầu tư công hiện hành không có quy định về bố trí vốn đầu tư công thực hiện qua NHCSXH mà chỉ bố trí vốn qua cho việc chi phí quản lý và cấp bù chênh lệch lãi suất; do vậy rất hạn chế”.

Đối với một số chính sách cho vay còn thiếu vốn hoặc chưa bố trí được vốn, ông Đoan cho rằng, đây không phải lỗi của NHCSXH mà là lỗi của những người làm chính sách. “Chúng ta không bố trí được vốn khi ban hành chính sách. Tôi nghĩ trong các văn bản mới của Đảng, chính sách của Quốc hội phải quy định vấn đề này, quy rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, cơ quan, người đứng đầu; Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải giám sát quá trình thực hiện”, ông Đoan đề xuất.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu cũng mong muốn “có một chỉ thị yêu cầu phải thực hiện nghiêm các chính sách về bố trí vốn cho NHCSXH”. Để bảo đảm cân đối cơ cấu nguồn vốn, theo ông Hiếu, có thể sử dụng kênh trái phiếu Chính phủ.

Nhìn về tương lai, ông Hiếu cho rằng, phải bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực tế của các chính sách. “Đừng tiết kiệm theo cách mua nhà thực tế là 100 triệu đồng mà lại chỉ cho vay 80 triệu đồng. Khi các điều kiện cho vay hoặc đi vay không phù hợp với thực tế thì các khoản vay sẽ kém hiệu quả, điều này NHCSXH phải rà soát, có kiến nghị trước khi xây dựng các chương trình cho vay”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan:
Bố trí đủ nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội

Trong Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn cấp từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn có tính chất ngân sách nhà nước đạt 30% tổng nguồn vốn. Đây là một mục tiêu rất lớn, khi hiện nay mới đạt 12,8%.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan

Để đạt được mục tiêu đó là nỗ lực rất lớn, đòi hỏi Quốc hội phải thể chế hóa trong các đạo luật. Ví dụ, phải đưa vào vấn đề này vào Luật Đầu tư công (sửa đổi) sắp tới, không chỉ trong đầu tư công trung hạn mà cả đầu tư công hàng năm. Các nguồn vốn khác từ ngân sách nhà nước cũng phải đưa vào qua NHCSXH để thực hiện các chính sách xã hội. Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Bộ Tài chính phải ưu tiên bố trí nguồn vốn cho NHCSXH.

Nghị quyết số 42 -NQ/TW ngày 24.11.2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội thể hiện quan điểm rất mạnh mẽ là đầu tư cho chính sách xã hội chính là đầu tư cho phát triển. Quốc hội, HĐND, các cơ quan, tổ chức, kể cả nhân dân phải giám sát các cơ quan nhà nước bố trí vốn như thế nào, đầu tư công trung hạn hàng năm thực hiện đúng theo Nghị quyết 42 hay không.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình:
Bối cảnh mới cần nghị quyết mới

Để bảo đảm cơ cấu nguồn vốn tín dụng chính sách hợp lý và bền vững, tôi cho rằng, Ban Bí thư nên xem xét trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết lãnh đạo về tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình

Cùng với đó, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 40; các cấp ủy chính quyền địa phương cần quan tâm, bố trí vốn ủy thác cho NHCSXH. Các bộ, ngành bố trí vốn đầu tư công cho các chương trình, dự án quốc gia, trong đó có nội dung tín dụng chính sách xã hội.

Đồng thời, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường giám sát hoạt động tín dụng chính sách; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện giám sát và phản biện xã hội, mở rộng cuộc vận động “Vì người nghèo” để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách.

Hiện nay, nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, các hộ nghèo và cận nghèo đã vươn lên, có mức sống trung bình nên không còn thuộc đối tượng vay vốn của NHCSXH nữa và bị chới với; chính sách tín dụng với họ không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cả nước có khoảng 300 nghìn người thoát nghèo mỗi năm nhưng khoảng 150 nghìn người rất khó khăn về tài chính, có nguy cơ tái nghèo. Vì vậy, cần tiếp tục cho nhóm đối tượng vừa thoát nghèo vay vốn chính sách thêm 3 - 5 năm để họ có thể thoát nghèo bền vững.

ĐBQH, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng Đoàn Thị Lê An:
Thêm đối tượng, nâng mức vay

Ranh giới giữa thoát nghèo và tái nghèo rất mong manh. Ở Cao Bằng, có nhiều hộ thoát nghèo về tiêu chí, chứ không bền vững do điều kiện địa lý và điều kiện sản xuất, kinh doanh cũng như tác động của thiên tai.

ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng)

ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng)

Bên cạnh đó, mức vay của một số chương trình, chính sách còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chưa phù hợp với tình hình thực tế và giá cả thị trường, ví dụ cho hộ nghèo vay làm nhà ở, cho vay làm công trình vệ sinh và nước sạch... Vì vậy, chúng tôi và người dân mong muốn nâng mức cho vay với các chương trình này.

Tôi cũng hoàn toàn đồng tình với đề xuất bổ sung chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ có mức sống trung bình làm nông - lâm - ngư nghiệp. Bởi đối tượng cho vay hiện nay đã mở rộng, tuy nhiên với bà con đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hay ở hải đảo thì điều kiện còn khó khăn nên cần có chính sách cho các hộ gia đình có mức sống trung bình vay vốn để họ có vốn sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tránh tái nghèo.

Bên cạnh đó, NHCSXH cần tăng cường phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thường xuyên rà soát và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng.

Kinh tế

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải
Kinh tế

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải

Ngay khi sử dụng sản phẩm NPK Cà Mau, chỉ cần quét mã QRcode nằm bên trong bao phân bón, bà con nông dân có cơ hội trúng xe máy Honda Blade, nhẫn vàng 1 chỉ 99,99 cùng hàng trăm nghìn thẻ nạp hấp dẫn nhiều mệnh giá. Đây là chương trình Mùa Vàng Thắng Lớn 2024 với tổng giá trị lên tới 21 tỷ đồng, triển khai tới hết 28.2.2025 trên toàn quốc.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.

Cơ chế thị trường giúp giá điện được điều chỉnh linh hoạt, bảo đảm tính bền vững cho ngành điện.
Kinh tế

Giá điện khí LNG cần theo cơ chế thị trường

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, chi phí nhập khẩu LNG thường chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất điện; giá LNG thường biến động do nhiều yếu tố như cung - cầu toàn cầu, biến đổi khí hậu, chính sách năng lượng và các khủng hoảng địa chính trị. Do đó, cơ chế thị trường giúp giá điện được điều chỉnh linh hoạt, bảo đảm tính bền vững cho ngành điện.

Đại diện Vietsovpetro nhận chứng nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam.
Kinh tế

Petrovietnam có thêm 4 đơn vị đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

Tại Diễn đàn Quốc gia thường niên văn hóa với doanh nghiệp năm 2024, Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động "Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" (Ban tổ chức 248) đã tổ chức tôn vinh 20 doanh nghiệp; trong đó, có 4 đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam.

PGS. Thịnh
Kinh tế

Khắc phục hậu quả bão lũ không thể chỉ trông vào ngân hàng

Nhấn mạnh vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3 là rất quan trọng, song PGS.TS. ĐINH TRỌNG THỊNH, chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể chỉ trông chờ vào hệ thống ngân hàng. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải cùng vào cuộc, và cần có một khoản ngân sách riêng cho công tác này.

Khai trương phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng
Thị trường

Khai trương phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng

Ngày 11.11, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức đưa vào vận hành phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, mang đến không gian dịch vụ đẳng cấp dành cho khách hàng Hội viên Dịch vụ Ngân hàng Ưu tiên. PVcomBank Premier Lounge sẽ phục vụ khách hàng từ 07h đến 20h tất cả các ngày trong tuần.

 Ra mắt siêu đô thị CaraWorld sát sân bay quốc tế Cam Ranh
Bất động sản

Ra mắt siêu đô thị CaraWorld sát sân bay quốc tế Cam Ranh

TP. Cam Ranh đang trên đà chuyển mình với sự phát triển mạnh mẽ từ hạ tầng và du lịch, mở ra một vận hội lớn chưa từng có. Tại trung tâm thành phố biển này, CaraWorld - một siêu đô thị 800 ha đang dần hiện lên với tham vọng định vị Cam Ranh trở thành điểm đến độc lập trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Techcombank được S&P Global Ratings xếp hạng “BB-” và triển vọng “ổn định”
Doanh nghiệp

Techcombank được S&P Global Ratings xếp hạng “BB-” và triển vọng “ổn định”

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (“Techcombank”) được S&P Global Ratings (“S&P”) công bố báo cáo kết quả đánh giá xếp hạng thường niên năm 2024, trong đó tiếp tục khẳng định xếp hạng nhà phát hành “BB-” của Ngân hàng và Triển vọng “Ổn định”, cao hơn điểm neo “b+” của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Báo cáo ghi nhận những chuyển biến tích cực từ Techcombank với sự tăng trưởng lợi nhuận, vốn hóa và chất lượng tài sản ổn định, cơ sở tiền gửi đa dạng và quản trị chi phí thấp nhờ những đổi mới công nghệ và sản phẩm.