Tìm đúng “bệnh” để “bốc” đúng thuốc!

Tại phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 6 diễn ra hôm 14.5 vừa qua, đã có 8 doanh nghiệp tham gia với số lượng vàng trúng thầu 8.100 lượng, mức giá từ 87,72 - 87,73 triệu đồng/lượng, cao hơn 1,7 triệu đồng so với giá mua vào và thấp hơn gần 1,3 triệu đồng so với giá bán ra.

Phiên đấu thầu lần này có chuyển biến rất lớn cả về số doanh nghiệp và lượng vàng trúng thầu bởi qua 6 phiên đấu thầu, mới chỉ có 3 phiên diễn ra, 3 phiên còn lại bị hủy. Tính chung từ phiên đấu thầu đầu tiên tổ chức hồi cuối tháng 4 đến nay, tổng lượng vàng miếng các doanh nghiệp đã trúng thầu là 14.900 lượng.

Nguyên nhân dẫn đến “thành công” của phiên đấu thầu lần thứ 6 này được cho là do những điều kiện về quy mô tối thiểu và tối đa đặt thầu đã được điều chỉnh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia.

Cụ thể, số lượng tối thiểu doanh nghiệp có thể đặt trong phiên giảm từ 700 lượng xuống còn 500 lượng. Mức mua tối đa cũng được điều chỉnh lên 4.000 lượng, gấp đôi so với ngưỡng 2.000 lượng trước đó.

Như vậy về lý thuyết, cả nguồn cung và điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn cung đã thuận lợi hơn trước rất nhiều. Thế nhưng giá vàng trong nước vẫn đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn của thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội.

Thực tế, sau các phiên đấu giá, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức cao, thậm chí có xu hướng tăng thêm. Đỉnh điểm như ngày 10.5 vừa qua, giá vàng miếng SJC đã tăng tới 3 - 4 triệu đồng, dù giá vàng thế giới “đi ngang” dẫn đến giá vàng trong nước đắt hơn tới 20 triệu đồng/lượng so với thế giới.

Giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới đang là thực tế. Có nhiều lý do để lý giải về tình trạng này, trong đó đầu tiên phải kể đến là nguồn cung khan hiếm do độc quyền nên thị trường chỉ có mua đi bán lại vàng cũ. Cầu tăng, dù không mạnh, trong khi cung không có dẫn đến giá bị đẩy lên cao, chênh lệch lớn với giá thế giới.
Lý do nữa đó là do không cấp phép nhập khẩu vàng khiến doanh nghiệp thiếu nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, thậm chí phải dùng vàng miếng để sản xuất nên càng khiến giá vàng miếng bị đẩy lên cao.

Như chính thừa nhận của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà tại Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì sau thời gian dài ổn định do được quản lý theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, từ năm 2022 trở lại đây, thị trường vàng trong nước đã bộc lộ hạn chế. Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, việc quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập. Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số vàng trong nước tăng gần 21% so với cùng kỳ.

Vậy nên để thị trường vàng không bị “vênh” quá lớn so với thế giới, cần có các giải pháp đồng bộ. Cụ thể, ngoài giải pháp trước mắt là tổ chức các phiên đấu giá, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho rằng, cần tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, thanh tra kinh doanh, mua bán vàng miếng. Các doanh nghiệp cần chấp hành nghiêm các quy định về hóa đơn thanh toán, thống kê, kiểm soát giao dịch vàng; kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, đẩy giá vàng lên cao.

Ngoài ra, cần tổng kết việc thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, qua đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tăng cường hiệu quả các công cụ quản lý của Nhà nước, bổ sung các biện pháp xử lý theo thẩm quyền nhằm phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, hiệu quả và bền vững.

Đặc biệt, như ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá toàn diện thị trường để biết nhu cầu vàng có thật hay không, tình trạng nhập lậu thế nào? Phải đánh giá kỹ, bình tĩnh để tìm giải pháp. "Cần tìm đúng bệnh mới bốc thuốc được" - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Số lượng phải song hành chất lượng

Với 18 luật và 10 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đã ghi dấu ấn đặc biệt về một kỳ họp Quốc hội có số dự án luật được thông qua cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và điều này cần sự quyết tâm, chung tay, nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết để sớm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc
Chính sách và cuộc sống

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc

Tháng 11 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lấy ý kiến để triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Sau đó không lâu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 5 dự án này.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Rút ngắn nhất "đường đi" của luật vào cuộc sống

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 Sở với vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong tham mưu, xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi hành Luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 12.2024, Lâm Đồng vẫn còn “nợ” 16 danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền ban hành.

Nhà ở xã hội. Nguồn: ITN
Chính sách và cuộc sống

Niềm vui về nhà ở xã hội

Phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội không có nghĩa là xập xệ, không có nghĩa là chỗ nào không làm nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước về đất đai, có sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn và hỗ trợ của các chủ thể khác. Với các hình thức thuê, mua và thuê mua, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, xanh, sạch, đẹp, đầy đủ hạ tầng giao thông, hạ tầng điện nước, viễn thông, y tế, giáo dục, hạ tầng xã hội thiết yếu.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm của Chính phủ

Năm 2024 chưa kết thúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Đây là động thái quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động, đặt ra thách thức lớn nhưng cũng mở ra không ít cơ hội cho Việt Nam. Công điện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP, nhằm chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.

Kỳ vọng vào các động lực mới
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng vào các động lực mới

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 8,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 7,1%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội 11 tháng qua.

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.

Khu tái định cư Làng Nủ
Chính sách và cuộc sống

Làng Nủ mới và tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ"

Lễ khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức vào tuần sau. Vài ngày trước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 40 ngôi nhà tái định cư cho người dân sau 68 ngày xây dựng, vượt tiến độ 15 ngày. Những ngôi nhà tái định cư khang trang và vững chãi ở “Làng Nủ mới” không chỉ khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với người dân, nhất là những người ở vùng gặp thiên tai, khó khăn; mà còn minh chứng sống động cho những giá trị mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước và thể hiện rõ nét phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời bình.

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý

Đến thời điểm này, kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng kèm theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được rà soát, sửa đổi để bảo đảm không có “khoảng trống”.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách cho cán bộ dôi dư - cần “thấu tình đạt lý”

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW mới đây.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hoãn xuất cảnh khi nợ thuế: thực thi sao cho hợp lý?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện khoản 9 Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, liên quan đến ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Dự thảo này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cần chế tài đủ mạnh

Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dù được quan tâm nhưng thời gian qua vẫn để lọt những văn bản có nội dung trái pháp luật. Tuy vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thời gian qua mới “thực hiện dưới hình thức phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc không xét thi đua, khen thưởng cuối năm”.

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.