Công đoàn các cấp với vai trò thúc đẩy bình đẳng giới và gia tăng quyền cho lao động nữ

Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các hoạt động, mô hình thiết thực

Tại Hội nghị gặp mặt cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt công đoàn cấp tỉnh, ngành, Trung ương và biểu dương cán bộ nữ công công đoàn tiêu biểu lần thứ 3 diễn ra mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đặc biệt là Ban Nữ công công đoàn cần tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các hoạt động thiết thực, xây dựng các diễn đàn phù hợp để các nữ lãnh đạo, nữ doanh nhân, nữ công đoàn viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về bình đẳng giới trên các lĩnh vực. Từ đó, gia tăng quyền năng cho lao động nữ và kiến tạo giá trị xã hội cho nữ giới.

Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình công tác nữ công

Tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, từ khi thành lập và trong suốt quá trình phát triển, tổ chức Công đoàn luôn quan tâm tới công tác vận động nữ đoàn viên, người lao động. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp Công đoàn cả nước.

Văn kiện các kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam đều xác định, bổ sung, hoàn thiện, làm sâu sắc hơn các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động qua từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động nữ, phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn; Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động công tác nhằm cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động nữ, bình đẳng giới, dân số, gia đình, trẻ em...

p3-8839.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang biểu dương cán bộ nữ công công đoàn tiêu biểu. Ảnh: Nguyễn Hải

Theo thống kê, hiện nay cả nước có gần 80.000 ban nữ công quần chúng, việc thành lập ban nữ công công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước đạt tỷ lệ hơn 80%, vượt 10% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đề ra. Các cấp công đoàn tích cực tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, đề xuất, kiến nghị chính sách đặc thù bảo đảm quyền lợi lao động nữ. Tập trung vào lĩnh vực việc làm, đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, tiền lương, chế độ thai sản, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19...; đặc biệt, là chính sách về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân, lao động tại các khu công nghiệp có chuyển biến tích cực với sự vào cuộc chủ động của tổ chức công đoàn.

Bên cạnh đó, công đoàn cũng triển khai một số hoạt động thí điểm, như: “chăm lo bảo vệ quyền cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”, “ngày hội việc làm” cho lao động nữ được triển khai hiệu quả, bước đầu mang lại kết quả tích cực. Ngoài ra, việc nhân rộng các mô hình chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc như: mô hình “sức khỏe của bạn”, “lễ cưới tập thể”, “phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”... đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Đặc biệt, phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động cũng có nhiều đổi mới, bám sát thực tiễn lao động, sản xuất, hàng năm có hơn 92% nữ đoàn viên đạt danh hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà”…

Bảo đảm đầy đủ các chế độ, chính sách cho lao động nữ

Những thành tích đạt được của công tác nữ công công đoàn thời gian vừa qua là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể tới sự đóng góp, cống hiến thầm lặng của đội ngũ cán bộ nữ công đoàn các cấp, nhất là ở cấp cơ sở. Để tiếp tục phát huy các kết quả đạt được cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nữ đoàn viên, lao động nữ phát huy vai trò, năng lực của mình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị: Tổng LĐLĐ Việt Nam, đặc biệt là Ban Nữ công công đoàn tiếp tục quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ, nhất là Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27.4.2007 của Bộ Chính trị “về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20.1.2018 của Ban Bí thư “về đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”; Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030.

Cùng với triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, cần tập trung nghiên cứu, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, xây dựng các diễn đàn phù hợp để các nữ lãnh đạo, nữ doanh nhân, nữ công đoàn viên giao lưu, học hỏi, trao đổi, kinh nghiệm về bình đẳng giới trên các lĩnh vực. Từ đó, gia tăng quyền cho lao động nữ và kiến tạo giá trị xã hội cho nữ giới.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần tiếp tục phát huy vai trò, chức năng của công đoàn trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Tập hợp tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ để tiếp tục cải thiện môi trường làm việc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nữ, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động để bảo đảm thực hiện pháp luật, chính sách đối với lao động nữ; kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, chế độ, chính sách liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định trong doanh nghiệp.

Xã hội

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông
Xã hội

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông

Con đường dân sinh cắt ngang đường sắt người dân đi lại hàng chục năm nay bỗng dưng bị đóng, thay vào đó, ngành đường sắt cho mở con đường mới phục vụ mỏ đá và người dân bị “ép” đi chung con đường này. Sự việc xảy ra tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cử tri phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong
Giao thông

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Sở Giao thông Vận tải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường dài 23km có điểm đầu giao với đường ĐT.651C và điểm cuối kết nối với tuyến đường ven tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Địa phương mong chính sách khuyến công ngày càng hoàn thiện để làm trợ lực vững chắc cho cơ sở công nghiệp nông thôn
Đời sống

Chính sách khuyến công: Dễ tiếp cận, hiệu quả cao

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên cả nước đã thực hiện tốt chức năng cầu nối, tiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn, kích thích tinh thần chủ động, mạnh dạn sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá, khuyến công là chính sách dễ tiếp cận và đạt hiệu quả cao.

Nữ chiến sĩ ĐCB3 và BVDC2.6 lên đường làm nhiệm vụ tại khu vực Abyei, Nam Sudan
Xã hội

Hình mẫu đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam

Cùng với đồng đội của mình, các nữ quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc luôn vượt qua khó khăn, thử thách, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ mà Tổ quốc và quân đội giao phó; xứng đáng là những hình mẫu đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng trao quà cho các cặp đôi tại lễ cưới tập thể do LĐLĐ thành phố Cần Thơ tổ chức
Xã hội

Chung tay xây tổ ấm cho đoàn viên

Mô hình “Lễ cưới tập thể” là một trong những hoạt động do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức nhằm chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động khó khăn, không thể tổ chức lễ cưới riêng theo phong tục, tập quán truyền thống. Qua đó, giúp họ tạo dựng mái ấm gia đình, tiết kiệm tài chính, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai
Đời sống

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai

Ngày nay, dữ liệu có tác động trực tiếp đến tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó có Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Thực tế này đòi hỏi KTNN phải xây dựng hạ tầng dữ liệu để quản lý, lưu trữ, vận hành trên nền tảng công nghệ hiện đại, từ đó tích hợp, kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) liên quan nhằm tối đa hóa sử dụng và giá trị của dữ liệu, hướng tới kiểm toán số trong tương lai.

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững
Môi trường

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững

Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà của các hệ sinh thái. Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững… Vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.

Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu phát biểu tại hội nghị tập huấn
Xã hội

BHXH Việt Nam: Tập huấn chăm sóc khách hàng cho hơn 150 đại biểu

Trong hai ngày 17-18.10, tại Nghệ An, BHXH Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác chăm sóc khách hàng ngành BHXH Việt Nam năm 2024 với sự tham dự của hơn 150 đại biểu của BHXH 30 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu dự và chủ trì hội nghị.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết
Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà còn phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.