Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch bền vững

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh Hòa Bình tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Khai thác tối đa tiềm năng để phát triển

Hội tụ đầy đủ các yếu tố: tài nguyên thiên nhiên phong phú; nền văn hóa đậm đà bản sắc gắn với “miền đất sử thi”; vị trí địa lý gần thủ đô, Hòa Bình là một trong những điểm đến thu hút đông khách du lịch trong nước và quốc tế. Để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, tạo đà đưa du lịch “cất cánh”, tỉnh Hòa Bình đã chú trọng phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm theo hướng chủ động hội nhập, nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp, bảo đảm sản phẩm du lịch có thương hiệu, tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường mục tiêu.

Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc

Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc

Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động lớn nhằm thu hút, kích cầu du lịch; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, nhất là về hạ tầng, gắn du lịch với bảo tồn văn hóa. Đồng thời, tăng cường liên kết du lịch với các lĩnh vực khác như: hỗ trợ khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống; phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, xây dựng sản phẩm OCOP; phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới... Do vậy, 9 tháng qua, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình đã đón 3,8 triệu lượt khách, đạt doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn cho biết, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh sẽ tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ, bao gồm: quy hoạch, phát triển hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, quy hoạch được coi là yếu tố căn bản giúp tạo nền móng cho các dự án phát triển du lịch lâu dài. Dự kiến, tỉnh sẽ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch trong thời gian tới để các dự án du lịch và văn hóa được triển khai bài bản và bền vững.

Nhiều hoạt động trải nghiệm cho du khách

Theo kế hoạch, Tuần Văn hóa - Du lịch tại thành phố Hòa Bình sẽ diễn ra với nhiều hoạt động nổi bật như: Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà ngày 15.11; khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Nét đẹp Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình”. Điểm nhấn là Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành; khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tại Quảng trường Hòa Bình tối ngày 16.11 và khai mạc Lễ hội cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai vào tối 19.11...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024 là dịp giới thiệu tiềm năng du lịch của Hòa Bình và tiếp tục quảng bá các sản phẩm OCOP, những sản vật đặc trưng gắn với văn hóa và bản sắc các dân tộc tỉnh Hòa Bình đến du khách. Điều này không chỉ góp phần xây dựng sản phẩm du lịch có thương hiệu, tính cạnh tranh cao mà còn tạo dấu ấn quan trọng giúp Hòa Bình thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, trở thành địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh NGUYỄN VĂN TOÀN

Chia sẻ về Lễ hội cá tôm tỉnh Hòa Bình lần thứ hai, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vương Đắc Hùng cho biết: Hoạt động này nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm nông nghiệp và quyền chủ sở hữu hai nhãn hiệu đặc sản “Tôm sông Đà Hòa Bình” và “Cá sông Đà Hòa Bình”. Từ đó, xây dựng hình ảnh thủ phủ cá tôm sông Đà trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

“Thông qua lễ hội, giới thiệu hình ảnh ấn tượng về tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Hòa Bình nói chung, khu du lịch vùng hồ sông Đà nói riêng, góp phần kích cầu phát triển du lịch và thu hút mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước đến với tỉnh Hòa Bình”, ông Hùng cho biết.

Ngoài ra, tại Tuần Văn hóa - Du lịch năm nay, tỉnh Hòa Bình sẽ tái hiện và giới thiệu văn hóa rượu cần, phong tục tập quán của người Mường trong sản xuất, uống rượu cần kết hợp các làn điệu dân ca, dân vũ mang bản sắc văn hóa dân tộc, giúp du khách có thêm cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa đa dạng…

Sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch 2024 không chỉ là một dấu mốc quan trọng nâng cao nhận thức về tiềm năng du lịch của Hòa Bình mà còn là cơ hội lớn khai thác và phát triển bền vững ngành du lịch. Từ đó, không chỉ giúp nâng cao đời sống người dân mà còn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử quý của vùng đất này.

Địa phương

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Địa phương

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Ngày 12.11, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các Doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ phê duyệt hàng loạt gói thầu tiết kiệm 0 đồng
Địa phương

Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ phê duyệt hàng loạt gói thầu tiết kiệm 0 đồng

Từ năm 2021-2024, lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ (284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1) ký quyết định phê duyệt hàng loạt gói thầu trị giá hàng tỷ đồng nhưng tỷ lệ tiết kiệm là 0 đồng. Chỉ tính riêng các gói thầu mua sắm vật tư, hoá chất đã có gần 30 gói thầu tiết kiệm 0 đồng.

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk
Xã hội

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Thượng Văn Điệp, trong những năm qua, việc triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Đắk Lắk đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh chính trị địa phương.

Tăng cường liên kết, phân phối nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sản xuất trong nước
Địa phương

Tăng cường liên kết, phân phối nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sản xuất trong nước

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP. Bắc Giang, Phó Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Nguyễn Thị Thùy Ninh cho biết qua 15 năm triển khai, đến nay, cuộc vận động đã lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng và đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước.

Lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen cho các đơn vị xuất sắc hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 trước 2 tháng. Ảnh: VĂN KỲ
Địa phương

Tạo môi trường thuận lợi, duy trì đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp

Với quyết tâm phấn đấu chỉ tiêu GRDP đạt 2 con số, dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Khánh Hòa cần đạt 20.073 tỷ đồng, vượt 20,3% so với dự toán. Để đạt được kết quả này, toàn ngành Tài chính quyết tâm, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp; tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, cải cách tối đa thủ tục hành chính, duy trì đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn và có phương án hỗ trợ…

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh): Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà thường xuyên trúng thầu sát giá
Địa phương

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh): Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà thường xuyên trúng thầu sát giá

Thời gian qua, Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách
Địa phương

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách

Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao giải ngân vốn đầu tư công 81.033 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, việc triển khai kế hoạch đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý III năm 2024 của thành phố về giá trị tuyệt đối đứng thứ hai cả nước và cao hơn cùng kỳ năm 2023.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Đất Đỏ ký duyệt hơn 200 gói thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Bà Rịa – Vũng Tàu: Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Đất Đỏ ký duyệt hơn 200 gói thầu đầu tư công, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Thời gian qua, ông Cam Quốc Bình – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký phê duyệt hơn 200 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức "nhỏ giọt", dưới 1%. Trong đó có nhiều gói thầu hàng chục tỷ tiết kiệm ngân sách chỉ vài triệu đồng.

Giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Nam Định.
Trên đường phát triển

Nâng chất lượng, tăng hiệu quả trong cải cách hành chính

Trong 9 tháng năm 2024, tỉnh Nam Định đã thực hiện hiệu quả Bộ Chỉ số Chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (Bộ chỉ số), đứng trong top 10 trên toàn quốc. Nhưng riêng tháng 9 và 10, kết quả thực hiện bộ chỉ số này lại bị hạ xuống đứng thứ 21 và 34/63 tỉnh, thành phố. Hiện, tỉnh đang nỗ lực đưa nhiều giải pháp tháo gỡ để nhanh chóng lấy lại vị trí top đầu của cả nước.

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông
Trên đường phát triển

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai hiệu quả chương trình khuyến nông thông qua việc xây dựng trình diễn các mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho bà con nông dân. Nhờ đó, đã giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi từ 20 - 25%, cho hiệu quả kinh tế tăng khoảng 30 - 35%, hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm…

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...