Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi):

Tiếp tục hoàn thiện với chất lượng tốt nhất

Chiều 16.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Tiếp tục hoàn thiện với chất lượng tốt nhất
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng

Báo cáo một số nội dung chính trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày cho biết, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 chương và 83 điều (tăng 1 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu).

Về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai (khoản 5 Điều 23), có ý kiến nhất trí với Phương án 1 và đề nghị quy định mức đặt cọc tối đa là 5% giá bán, cho thuê mua.

Có ý kiến nhất trí với Phương án 1 và đề nghị quy định mức đặt cọc tối đa do Chính phủ quy định nhưng không vượt quá 10%. Có ý kiến nhất trí với Phương án 1 và đề nghị quy định mức đặt cọc tối đa là 15%. Có ý kiến nhất trí với Phương án 1 và đề nghị quy định cụ thể hơn. Có ý kiến nhất trí với Phương án 2 và đề nghị giảm tỷ lệ đặt cọc tối đa xuống 5%.

Tiếp tục hoàn thiện với chất lượng tốt nhất -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo một số nội dung chính trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Ảnh: Lâm Hiển

Để bảo đảm thể hiện đúng bản chất của việc đặt cọc, đồng thời, hạn chế rủi ro cho bên mua, thuê mua, thường là bên yếu thế, dự thảo Luật được chỉnh lý tại khoản 5, Điều 23 như sau: “Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng”.

Lấy ý kiến ĐBQH về phương án thanh toán nhà ở hình thành trong tương lai

Về thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai (khoản 3, Điều 25), có ý kiến nhất trí với Phương án 1 và đề nghị điều chỉnh mức thanh toán tối đa là 90% giá trị hợp đồng. Có ý kiến nhất trí với Phương án 2 và đề nghị lợi tức phát sinh từ số tiền 5% còn lại của hợp đồng được nộp vào tài khoản ngân hàng sẽ thuộc về khách hàng.

Tiếp tục hoàn thiện với chất lượng tốt nhất
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật được chỉnh lý tại khoản 3, Điều 25 theo 2 phương án như sau:

Phương án 1: “Nếu bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua”.

Phương án 2: “Nếu bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng. Phần giá trị còn lại của hợp đồng được khách hàng chuyển vào tài khoản của chủ đầu tư mở tại tổ chức tín dụng để quản lý và chủ đầu tư chưa được sử dụng số tiền này; khách hàng được thụ hưởng lợi tức phát sinh từ khoản tiền này. Chủ đầu tư chỉ được sử dụng số tiền này của từng khách hàng khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua nhà ở, công trình xây dựng”.

Thường trực Ủy ban Kinh tế xin kiến nghị giữ 2 phương án và lấy phiếu xin ý kiến ĐBQH để làm cơ sở Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về vấn đề này.

Phát biểu kết luận nội dung làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quôc hội cơ bản đồng tình, đánh giá cao về báo cáo, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Kinh tế trên cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, các cơ quan.

Những nội dung tiếp thu, giải trình chỉnh lý có tính đồng thuận, thống nhất cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu tối đa những ý kiến đã phát biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật có chất lượng tốt nhất.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

Cơ bản nhất trí với các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tỉnh Hà Tĩnh đã xác định trong năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Chiều nay, 27.12, tại trụ sở Tỉnh ủy Hà Tĩnh,  Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 và triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024
Thời sự Quốc hội

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024

Chiều 27.12, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, Công đoàn Văn phòng Quốc hội (VPQH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự khai mạc Festival hoa Mê Linh

Tối 26.12, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 chính thức khai mạc với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc. Cùng dự có lãnh đạo thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường

 Chiều tối 25.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai các Luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Thời sự Quốc hội

Không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn, chậm tiến độ chuẩn bị các dự án luật

Với khối lượng công việc rất lớn phải triển khai trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ làm ảnh hưởng, gián đoạn, chậm tiến độ soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương đề xuất nội dung và phương án cụ thể sửa đổi các luật để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Lời Tòa soạn: Chiều 25.12, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai các Luật, Nghị quyết và công tác lập pháp trong thời gian tới. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội

Chiều 25.12, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.
Thời sự Quốc hội

Kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Chiều 24.12, tiếp tục thực hiện chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.