Tiếp tục có nhiều nạn nhân sập bẫy thủ đoạn lừa đảo giả danh cơ quan chức năng

Giả danh cơ quan, cá nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng.

1.jpeg -0

Theo thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước, 1 người dân ở TP. Đồng Xoài đã bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng qua mạng xã hội.

Vào ngày 26.4, nạn nhân đồng ý kết bạn với một tài khoản facebook tên "Yadni Bentos", sau đó được đối tượng nhắn tin làm quen. Trong quá trình trò chuyện, đối tượng cho biết hiện đang làm nhân viên cho Chính phủ Mỹ tham gia gìn giữ hòa bình ở Syria, bố ruột là người Việt Nam nhưng đã chết. Đồng thời, đối tượng cho bà này biết trước khi chết, bố có để lại số tiền 600.000 USD và rất tin tưởng bà nên sẽ gửi số tiền đó về Việt Nam cho bà đầu tư. Mấy ngày sau đối tượng chụp hình hộp tiền và giấy xác nhận gửi hàng về Việt Nam cho bà.

Đến ngày 5.5, nạn nhân nhận được một cuộc điện thoại tự xưng nhân viên Công ty giao hàng nói bà phải đóng phí thông hải quan với số tiền 52 triệu đồng để nhận thùng hàng được gửi từ nước ngoài, bà đã chuyển khoản cho đối tượng 52 triệu đồng. Sau đó, đối tượng tiếp tục điện thoại nói phải đóng thuế hải quan với số tiền 130 triệu đồng. Do lo sợ bị mất số tiền trong thùng hàng nên ngày 7.5 và ngày 8.5, người phụ nữ này liên tiếp làm theo yêu cầu của đối tượng và đã chuyển khoản số tiền hơn 1 tỷ đồng để hoàn thành xin giấy xác nhận và bảo hiểm lô hàng.

Sau khi nhiều lần nhận được các cuộc điện thoại yêu cầu thực hiện chuyển tiền, người phụ nữ này đã nghi ngờ và đến trình báo cơ quan Công an.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần tuyệt đối cẩn trọng trước những đối tượng kết bạn làm quen trên mạng xã hội. Cần xác minh danh tính của đối tượng bằng cách tìm hiểu về họ, yêu cầu thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc thậm chí gặp gỡ trực tiếp nếu có thể. Không nên vội vàng làm theo những yêu cầu, hướng dẫn của đối tượng. Tuyệt đối không nên chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức. Không truy cập vào các đường dẫn lạ; không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc.

Nếu phát hiện đã bị lừa đảo, hãy dừng gửi tiền và chặn tất cả liên lạc từ đối tượng lừa đảo. Liên hệ ngay với ngân hàng và tổ chức tài chính của bạn để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch. Thu thập và lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú. Cảnh báo cho gia đình và bạn bè của bạn về trò lừa đảo này.

2.jpeg -0

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mời nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng.

Mới đây, Công an quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Theo đó, ngày 24.5, Công an phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm tiếp nhận tin trình báo của bà N (SN 1953, trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) về việc bị chiếm đoạt tài sản. Bà N cho biết đã nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an. Đối tượng thông báo bà có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền đồng thời yêu cầu bà cung cấp tài khoản ngân hàng để chứng minh không liên quan.

Do lo sợ nên bà N đã chuyển 1,1 tỷ đồng vào tài khoản của các đối tượng để xác minh. Sau đó, bà N biết mình bị lừa nên đã cơ quan Công an trình báo.

Để ngăn chặn tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn gọi điện giả danh cơ quan chức năng để tránh bị mắc bẫy lừa đảo của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu người dân cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cũng như chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Người dân không nên vội vàng làm theo những yêu cầu, hướng dẫn của đối tượng. Tuyệt đối không nên chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

3.jpeg -0

Giả danh là giáo viên dạy lái xe ô tô, một thanh niên đã lên mạng xã hội đăng tải thông báo nhận làm hồ sơ thi, nâng hạng giấy phép lái xe ô tô, rồi lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của nhiều nạn nhân.

Ngày 30.5, thông tin từ Công an huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Hùng (32 tuổi, ngụ xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Qua điều tra bước đầu, cơ quan công an xác định để lừa những người có nhu cầu học, thi nâng hạng giấy phép lái xe ô tô, Hùng lập tài khoản Facebook mang tên Mạnh Hùng, rồi tự giới thiệu là thầy dạy lái xe của một trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe ô tô, đồng thời đăng tải nội dung nhận làm hồ sơ thi lấy giấy phép lái xe ô tô, thi nâng hạng giấy phép, phục hồi giấy phép lái xe ô tô lên tài khoản này. Tại đây, đối tượng nói rằng nếu đăng ký làm hồ sơ thi bằng lái xe ô tô, nâng hạng thì không phải thi phần lý thuyết, chỉ cần thi phần sát hạch và sẽ được đối tượng bao lo toàn bộ.

Tin tưởng Hùng, nhiều người đã liên hệ với bị can này để làm hồ sơ thi bằng lái xe ô tô và nâng hạng bằng lái, trong đó nhiều người đã chuyển tiền vào tài khoản theo yêu cầu của Hùng.

Bước đầu, cơ quan công an xác định bị can Hùng đã lừa đảo 15 người dân ở tỉnh Nghệ An và 10 người ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai và Bình Phước, chiếm đoạt của các nạn nhân hơn 300 triệu đồng.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần tuyệt đối cảnh giác khi có nhu cầu sử dụng những dịch vụ trên mạng xã hội. Cần tiến hành xác minh rõ ràng danh tính của đối tượng, yêu cầu đối tượng cung cấp những thông tin cần thiết, đảm bảo lựa chọn những nơi uy tín. Tuyệt đối không nên vội vàng nghe theo, tin tưởng và làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ. Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng để tránh bị sập bẫy lừa đảo.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

4.jpeg -0

Mới đây, theo thông tin phản ánh từ người dân, Fanpage "Thư Viện Pháp Luật / Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến" đã sử dụng giao diện VTV Online đăng tải thông tin sai sự thật, có dấu hiệu của hành vi lừa đảo.

Cụ thể, gần đây trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một trang Fanpage có tên "Thư Viện Pháp Luật / Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến" đăng tải một hình ảnh với giao diện Báo điện tử VTV (VTV Online) có tiêu đề “"Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao A05. Công bố số hotline Đường dây nóng: 0948.304.750. Tiếp nhận đơn tố cáo của các nạn nhân bị lừa đảo qua không gian mạng" cùngnội dung đi kèm như sau:

"Theo VTV Online. Ngày 5.1 BCA yêu cầu cục phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ và các ngân hàng. Ngăn chặn dòng tiền của các đối tượng lừa đảo và xác minh hoàn lại số tiền bị chiếm đoạt trái phép. để hoàn lại cho người dân. Yêu cầu ai là nạn nhân bị các đối tượng trên. Xin liên hệ trực tiếp tới số Hotline đường dây nóng: 0948.304.750 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời".

Trước thông tin trên, thời báo VTV đã đưa ra khẳng định bài đăng trên hoàn toàn là tin giả, không phải bài viết được đăng tải trên VTV Online.

Sau khi tiến hành điều tra, xác định được đối tượng đang có hành vi lừa đảo đảo chiếm đoạt tài sản với hình thức giả danh cán bộ của Cục Phòng, chống tội phạm công nghệ cao A05. Đối tượng không cập nhật đến danh tính và chức vụ của nạn nhân khi gọi đến mà chỉ hỏi về tình trạng nạn nhân đang gặp phải. Sau khi trình bày về hình thức bị lừa đảo, người đàn ông này lập tức khẳng định phóng viên đã bị tổ chức lừa đảo qua không gian mạng chiếm đoạt số tiền kể trên, và chờ sau 10 phút sẽ có người của công ty luật gọi điện tư vấn làm thủ tục để lấy lại số tiền của mình.

Tiếp đó, một số điện thoại khác được gọi đến, người này giới thiệu là Duy Anh, hiện đang công tác tại công ty Luật Trí Minh, có trụ sở tại tòa nhà Vimedimex 246 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng tiết lộ “bí mật" có thể lấy lại tiền bị lừa đảo, chỉ cần phóng viên cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, lịch sử chuyển tiền cho ban tổ chức cuộc thi thì đối tượng sẽ tiến hành kiểm tra xem phóng viên có đúng là nạn nhân bị lừa đảo, cùng với đó truy cập vào hệ thống "liên ngân hàng" xác minh được chính xác số tiền phóng viên chuyển đi và số dư đang bị đóng băng trên hệ thống khớp với nhau thì sẽ tiến hành mở băng cho phóng viên nhận tiền về ngay lập tức.

Sau khi nhận được tiền về tài khoản, phóng viên sẽ chỉ phải thanh toán là 5% số tiền nhận về tài khoản (khoảng hơn 6 triệu đồng) và cam kết nếu không nhận được tiền thì sẽ không mất phí.

Trước chiêu trò tinh vi trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các dịch vụ trôi nổi trên mạng xã hội. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ hình thức dịch vụ nào khi chưa xác minh được danh tính và uy tín của đối tượng/ tổ chức đó. Không vội vàng thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

5.jpeg -0

Mới đây, Xiao Li ( trú tại Yangzhou, Trung Quốc) đã mắc bẫy của những tên lừa đảo khi mua hàng qua các nền tảng trực tuyến. Được biết, Li vẫn là sinh viên và đang tìm kiếm cho mình 1 chiếc điện thoại với kinh phí thấp.

Trong quá trình tìm kiếm, Xiao Li bắt gặp một quảng cáo với nội dung giảm giá điện thoại thông minh. Các mức giá mà quảng cáo đưa ra là vô cùng hấp dẫn, vì thế Li chủ động liên hệ với người bán để biết thêm thông tin. Sau đó, Li được người bán kết bạn và gửi một tin nhắn riêng tư qua ứng dụng WeChat. Sau khi trao đổi, người bán đưa ra một chiếc điện thoại Iphone tình trạng còn mới với cái giá phải trả chỉ hơn 1500 Yuan (~ 5 triệu VND), cam kết hàng sẽ được gửi đi ngay lập tức nếu người mua chịu chuyển toàn bộ số tiền trước. Đối tượng gửi một vài mã QR và yêu cầu thanh toán thông qua ví điện tử Alipay. Bỏ qua những lời cảnh báo lừa đảo mà ứng dụng Alipay đưa ra, Xiao Li nhanh chóng mượn tài khoản của một người bạn và tiến hành giao dịch.

Sau khi chuyển thành công số tiền, đối tượng nói cần chi trả thêm phụ phí và yêu cầu nạn nhân trả thêm 500 Yuan (~ 1,7 triệu VND). Sau khi làm theo hướng dẫn, đối tượng hủy kết bạn với tài khoản WeChat của Xiao Li, đồng thời xóa toàn bộ thông tin liên hệ. Nhận ra mình bị lừa, Xiao Li trình báo vụ việc với cơ quan cảnh sát địa phương.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác khi thực hiện giao dịch trong quá trình mua bán hàng trực tuyến. Người dân cần cẩn thận khi bắt gặp những sản phẩm có mức giá rẻ bất thường, tuyệt đối không mua hàng từ đối tượng sở hữu tài khoản mạng xã hội ảo, ít thông tin cá nhân, tương tác,... Cần xác định kỹ danh tính của người bán, đối chiếu với tài khoản ngân hàng nhằm xác thực trước khi chuyển tiền. Trong trường hợp gặp phải đối tượng lừa đảo như trên, người dân cần lập tức liên hệ với ngân hàng và báo cáo giao dịch lừa đảo, liên hệ với các cơ quan công an để kịp thời truy vết và xử lý đối tượng.

Đời sống

Ảnh minh họa
Xã hội

Tọa đàm: “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”

Chiều mai, 9.11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”, nhằm thảo luận về các giải pháp tiếp tục thúc đẩy hiệu quả của tín dụng chính sách, giúp người dân nghèo thoát nghèo bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em. Ảnh: Mỹ Hạnh
Đời sống

Bảo đảm tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em

Công an tỉnh An Giang cho biết, hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có biểu hiện rất đa dạng. Theo số thống kê trong năm 2024, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mang tính chất nghiêm trọng.

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
Đời sống

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành. Ảnh: NPC
Đời sống

Bảo đảm điện phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa lưới điện, những năm qua, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, PC Lạng Sơn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó nổi bật là tổng sản lượng điện thương phẩm đạt trên 652 triệu kWh, tăng 3,58% so với cùng kỳ (tương ứng 22,55 triệu kWh).

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.