Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Tiếp tục có giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị Chính phủ cần tiếp tục có giải pháp phù hợp hiệu quả đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Nghiên cứu nới mức thu nhập chịu thuế

Phân tích bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế gây ra những thách thức đối với triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong năm 2025, ĐBQH Trần Thị Quỳnh (Nam Định) nhấn mạnh, cần những giải pháp vĩ mô rõ nét hơn trong thời gian tới. Đại biểu kiến nghị, cần tiếp tục nới lỏng có thực chất chính sách tài khóa, cần duy trì chính sách giảm thuế VAT; nghiên cứu hỗ trợ mạnh hơn cho các gia đình, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.

Xuất phát từ thực tế, lạm phát tăng trong 4 năm qua nhưng mức thu nhập chịu thuế không tăng, đại biểu Trần Thị Quỳnh đề nghị nghiên cứu nới mức thu nhập chịu thuế nhằm tăng thu nhập khả dụng cho người chịu thuế, góp phần cải thiện chi tiêu. Tiếp tục tháo gỡ nút thắt để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

10.jpg
ĐBQH Trần Thị Quỳnh (Nam Định) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về chính sách tiền tệ, đại biểu Trần Thị Quỳnh đề nghị, Ngân hàng Nhà nước nên có các gói tín dụng cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp ở một số ngành cần đẩy mạnh, như nông nghiệp, thủy sản, du lịch, chế biến xuất khẩu… Tiếp tục có giải pháp mạnh mẽ hơn để triển khai nhanh chóng gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, doanh nghiệp và nhà nước cùng tham gia để thực hiện mục tiêu này.

Cần tăng vốn quyết liệt hơn, tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng thương mại, giúp ổn định đồng USD nhằm hạn chế tình trạng nắm giữ USD cũng như cải thiện khả năng cho vay của ngân hàng, đại biểu Trần Thị Quỳnh nêu rõ.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Bên cạnh những kết quả đạt được, ĐBQH Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) cho rằng, kinh tế - xã hội của nước ta vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt hơn để tổ chức thực hiện.

Đó là, việc giải ngân vốn đầu tư công có tích cực hơn nhưng chưa đạt kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chung trên cả nước trong 9 tháng đầu năm là 47,29%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023.

Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Trong 9 tháng đầu năm, có 163.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp tham gia thị trường cao nhất kể từ năm 2019 đến nay.

qh-ktxh2.jpg
ĐBQH Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tín dụng trong 9 tháng đầu năm thấp mặc dù mặt bằng lãi suất đã giảm, trong khi trong khi đó, giá vàng liên tục tăng, điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp; sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn…

Từ những vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Thi đề nghị, Chính phủ cần phân tích, nhận diện rõ các nguyên nhân, từ đó có giải pháp cụ thể, phù hợp và hiệu quả nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh giải ngân vốn đầu tư công, theo đại biểu Nguyễn Văn Thi, tiến độ giải ngân các nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn rất chậm, nhất là nguồn vốn sự nghiệp, trung bình chỉ đạt từ 8 - 15%. Vướng mắc lớn nhất là giải ngân vốn sự nghiệp hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm. Đây là các nội dung liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

qh-ktxh1.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Thêm vào đó, 9 tháng đầu năm, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc là vùng có nhiều xã miền núi đặc biệt khó khăn và cũng là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, hạ tầng bị tàn phá, sản xuất bị thiệt hại. “Nếu không có các giải pháp quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thì rất khó đạt được các mục tiêu mà Quốc hội giao về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới”, đại biểu nói.

Tiếp tục có cơ chế bổ sung nguồn lực hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Cũng liên quan đến hậu quả bão lũ, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho biết, đã hơn một tháng kể từ khi bão Yagi đi qua với sức tàn phá nặng nề, bão đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Với sự quyết liệt lo cho dân của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị cùng những nghĩa cử cao đẹp, chứa chan tình đồng chí, đồng bào đã làm vơi đi nhiều nỗi đau, mất mát sau bão.

Hình ảnh những chiếc ô tô đi thật chậm để chắn gió cho người đi xe máy; những căn hộ, khách sạn mở cửa miễn phí đón người dân vào trú bão; bà con ở chùa Hương chèo đò xuyên đêm để cứu trợ cho người dân; đồng bào miền Nam, miền Trung ruột thịt xuyên đêm chế biến thực phẩm, gói ghém hàng hóa để gửi cho đồng bào miền Bắc; hàng nghìn chuyến xe chở nhu yếu phẩm nối đuôi nhau cùng hướng về vùng lũ, mang theo triệu tấm lòng là minh chứng cho truyền thống quý báu của cả dân tộc.

11.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Ở nước ngoài, kiều bào ta cũng đau đáu hướng về miền Bắc, đến nay Trung ương MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận hơn 2.000 tỷ đồng, tất cả đều thực hiện theo “mệnh lệnh từ trái tim”.

Để tiếp tục chuẩn bị tốt hơn nữa trong phòng tránh, ứng phó thiên tai, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi.

Cùng với đó, Quốc hội, Chính phủ cần cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con, để tấm lòng của Đảng, Nhà nước sớm đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu rõ.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng)
Thời sự Quốc hội

Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt

Tiếp tục phiên thảo luận chiều nay, 4.11, các đại biểu Quốc hội cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là "anh cả đỏ", là "đầu đàn", nhưng vướng nhiều về mặt cơ chế, thủ tục, rất cần được “cởi trói” để có đường ray tốt, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt.

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)
Thời sự Quốc hội

Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phân luồng học sinh

Tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sáng 3.11, tại TP. Nha Trang, Đoàn khảo sát thực tế Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam của Ủy ban Kinh tế do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn chủ trì đã làm việc với UBND các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Ngăn chặn tình trạng thu gom, đầu cơ đất đai

Tiếp tục Phiên họp sáng nay, 3.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc

"Muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc. Trong đó, cái gốc là tại gia đình, gia đình phải quản lý con em mình; nhà trường quản lý học sinh, sinh viên; xã hội có các biện pháp để ngăn chặn", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 3.11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số nội dung chuẩn bị trình Quốc hội. Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.