60 năm phong trào Ba đảm đang (1965 - 2025)

Tiếp nối tinh thần Ba đảm đang trong kỷ nguyên mới

Cách đây 60 năm, hưởng ứng phong trào Ba đảm đang, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện được vai trò, khả năng cách mạng to lớn, tinh thần yêu nước, lao động sáng tạo, ý chí tự cường vươn lên, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân. Tinh thần ấy đang được tiếp nối, cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên mới.

pn22.jpg
Phụ nữ Việt Nam xứng đáng với tám chữ vàng Bác Hồ dành tặng "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang"

Góp phần làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc

Phong trào Ba đảm đang được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chính thức phát động tại Chỉ thị ngày 22.3.1965 với tên gọi ban đầu là Ba đảm nhiệm, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đổi tên thành "Ba đảm đang" với các nội dung: đảm đang sản xuất, công tác thay thế chồng, con đi chiến đấu; đảm đang công việc gia đình để chồng con yên tâm chiến đấu; đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết.

Phong trào sau đó thực sự trở thành cao trào với sự tham gia một cách tự giác và có tổ chức của đông đảo phụ nữ miền Bắc; góp phần làm cho miền Bắc vững mạnh, đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, hoàn thành nghĩa vụ là hậu phương lớn của chiến trường miền Nam.

Đánh giá về phong trào, các nhà nghiên cứu khẳng định, Ba đảm đang có ý nghĩa toàn diện về tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống lao động sáng tạo, ý chí tự cường phấn đấu vươn lên của phụ nữ miền Bắc. Ba đảm đang còn là một điển hình thành công về phát huy vai trò phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Phong trào vừa là một sản phẩm của lịch sử, vừa góp phần làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

“Ở đâu có phụ nữ, ở đó có Hội”

PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, nhận định, sau 50 năm hòa bình, thống nhất và gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, đất nước ta đã có nhiều thay đổi; kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng cao. Bước vào kỷ nguyên mới, phụ nữ Việt Nam với hơn 50 triệu người đang ngày càng khẳng định tiềm năng, vai trò và vị thế quan trọng trong gia đình, xã hội, đóng góp xứng đáng vào tiến trình phát triển của đất nước.

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật, phụ nữ Việt Nam mà tổ chức đại diện là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng trong tập hợp, đoàn kết cán bộ, hội viên phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đến nay, Hội đã có hơn 19,2 triệu hội viên hoạt động với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có Hội”. "Hội luôn luôn chủ động, sáng tạo, đổi mới trong việc thực hiện các chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, trọng tâm là các chính sách liên quan đến bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Số lượng cán bộ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp. Hội là cơ quan đề xuất và chủ trì soạn thảo luật bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp lần thứ 10 (Khóa XI, năm 2006); tham gia tích cực vào công tác giám sát và phản biện xã hội như đối với Luật Hôn nhân - Gia đình, Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình (sửa đổi)…", PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật dẫn chứng.

Phát huy truyền thống từ phong trào Ba đảm đang, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vận động hội viên tích cực tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua của Nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của Hội nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Phụ nữ giúp nhau giảm nghèo, phát triển kinh tế”; “Tiết kiệm theo gương Bác”; “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”; “Rèn luyện phẩm chất đạo đức Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang”...

Có mặt trong mọi giai tầng xã hội và trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, do vậy, cùng với việc tham gia các phong trào do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, phụ nữ còn tham gia các phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới” của Hội Nông dân; phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; phong trào “Học tập sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, “Sáng tạo trẻ”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế” của Hội Cựu chiến binh…

Trao truyền, tiếp nối phong trào Ba đảm đang

Kế thừa và phát huy tinh thần Ba đảm đang năm xưa, mỗi phụ nữ hôm nay luôn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tự tin, chủ động học tập, rèn luyện mọi mặt, nâng cao bản lĩnh, khí chất phụ nữ Việt Nam, sẵn sàng góp sức cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên mới. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước thực hiện phong trào “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, với bốn tiêu chí: có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Phong trào đã khơi dậy khát vọng cống hiến tài năng, trí tuệ và công sức của các lực lượng phụ nữ, từng bước xây dựng hình ảnh và phẩm chất người phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời đại mới và đã được 100% Hội phụ nữ các tỉnh, thành phố, đơn vị hưởng ứng.

Tinh thần Ba đảm đang ngày nay được thể hiện qua việc phụ nữ không ngừng học tập, làm chủ công nghệ, tham gia vào các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, thương mại điện tử và khởi nghiệp sáng tạo. Đặc biệt, phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến và xây dựng cộng đồng số bền vững. Hội Phụ nữ Hà Nội đã triển khai thực hiện nhiều mô hình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc như: Tuần lễ vàng tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, nuôi lợn nhựa tiết kiệm, biến rác thành tiền, sống xanh, đường hoa phụ nữ tự quản…

"Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xác định rõ tâm thế và sứ mệnh của mình cùng cả hệ thống chính trị và toàn dân chuẩn bị tốt nhất cho bước tiến quan trọng của đất nước. Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chọn chủ đề năm 2025 là “Phát huy vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Đồng thời, tiếp tục triển khai, lan tỏa mạnh mẽ Phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”; đẩy mạnh giáo dục truyền thống cho các tầng lớp phụ nữ, kế thừa và phát huy tinh thần, ý chí của các thế hệ phụ nữ đi trước để không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia nền kinh tế số, kinh tế xanh…”, bà Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.