Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống

Nghệ thuật truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa, mang theo giá trị lịch sử, tâm hồn và tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đào tạo, truyền dạy nghệ thuật truyền thống không chỉ giúp bảo tồn giá trị quý báu mà còn phát triển, làm phong phú thêm văn hóa đương đại.

“Nút thắt” trong đào tạo, truyền dạy

Dạy ai? Ai học? Đó là câu hỏi ngược của NSND Thanh Ngân khi được hỏi rằng có muốn truyền dạy bộ môn nghệ thuật cải lương. Đó cũng là nỗi niềm băn khoăn của những nghệ sĩ tâm huyết trên đường nghề, về sức sống của di sản truyền thống đang mai một, vắng bóng lớp trẻ kế cận trong thời kỳ văn hóa nghệ thuật hiện đại chiếm lĩnh mọi không gian. Có chuyện nhiều năm nay, để tuyển sinh, Nhà hát Chèo Việt Nam phải đi hàng chục tỉnh, thành phố để tìm những giọng ca tốt. Nhà hát Cải lương Việt Nam có đợt đi suốt ba tháng trời mà không tuyển được em nào… Không phải không có người hát hay mà cái chính không ai muốn theo nghề.

Thực tế, để tìm kiếm nguồn thí sinh đầu vào cho các trường đại học ngành nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng nhiều đề án, dự án. Trong đó có Đề án đào tạo diễn viên, nhạc công cho các đơn vị nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương và dân ca kịch chuyên nghiệp trong cả nước giai đoạn 2016 - 2020; Dự án liên kết đào tạo giữa 4 đơn vị nghệ thuật truyền thống thuộc Bộ là Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam với Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội…

Nghệ thuật truyền thống đang đứng trước thách thức lớn là thiếu lớp nghệ sĩ kế cận. Ảnh: Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh
Nghệ thuật truyền thống đang đứng trước thách thức lớn là thiếu lớp nghệ sĩ kế cận. Ảnh: Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh

Đặc biệt, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định mức giảm lên tới 70% học phí được áp dụng cho học sinh, sinh viên học các ngành sân khấu truyền thống. Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất xây dựng nghị định mới nhằm quy định chế độ, chính sách đối với viên chức và chuyên môn trong các lĩnh vực sự nghiệp công lập thuộc ngành nghệ thuật biểu diễn… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để gỡ nút thắt trong đào tạo, truyền dạy nghệ thuật truyền thống không đơn giản.

Từ thực tiễn hoạt động ở đơn vị, NSƯT Nguyễn Thị Lộc Huyền, Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết, những năm qua Nhà hát luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn, cũng như đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp, biện pháp để giải quyết và tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, Nhà hát vẫn đứng trước thách thức đáng báo động. “Bài toán khó chưa có lời giải khi tuồng vốn là loại hình nghệ thuật kén khán giả, giờ đây, sân khấu vắng người xem, chế độ đãi ngộ về tiền lương, tiền công của nghệ sĩ không bảo đảm nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, thu nhập chưa tương xứng với công sức bỏ ra trên sân khấu, không thu hút được tài năng cho nghệ thuật, thậm chí nhiều người không còn tâm huyết gắn bó với nghề…”, NSƯT Nguyễn Thị Lộc Huyền phân tích.

Đồng bộ chính sách

Hiện đã có một số chính sách ưu đãi trong các ngành nghệ thuật truyền thống, đặc thù nhưng tại sao số lượng thí sinh đăng ký học các ngành này vẫn èo uột? Theo nghệ sĩ Lê Trinh, Phó Trưởng phòng Nghệ thuật, Nhà hát Kịch Việt Nam, nếu đi dạo vòng quanh các nhà hát - nơi làm việc của các nghệ sĩ, diễn viên, thì không khó tìm ra nguyên nhân tại sao người ta lại ít làm nghề hoặc bám trụ với nghề. “Đáp án chính là một câu trả lời chung: Nỗi lo cơm áo gạo tiền!”, nghệ sĩ Lê Trinh thẳng thắn.

Liền chị Nguyễn Thị Chính (ngoài cùng bên phải), Câu lạc bộ quan họ Nhị Hà chia sẻ cho lớp trẻ về ý nghĩa trang phục của người hát quan họ. Ảnh: Thái Minh
Liền chị Nguyễn Thị Chính (ngoài cùng bên phải), Câu lạc bộ quan họ Nhị Hà chia sẻ cho lớp trẻ về ý nghĩa trang phục của người hát quan họ. Ảnh: Thái Minh

Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù Nhà nước, ngành văn hóa luôn dành sự quan tâm và hỗ trợ bảo tồn, phát triển nhiều ngành nghệ thuật truyền thống, trong đó có đào tạo, thu hút, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực. Ở thời đại nào vẫn luôn có những con người đam mê, muốn cống hiến cho nghệ thuật. Tuy nhiên, sự phát triển và đóng góp của nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ đang gặp nhiều khó khăn, như thiếu nguồn lực tài chính, hạn chế trong cơ hội phát triển và sự chưa đồng bộ trong chính sách hỗ trợ để nghệ sĩ được rèn nghề và sống được bằng nghề.

NSƯT Nguyễn Thị Lộc Huyền cho rằng đứng trước cơ chế thị trường và chính sách mở cửa, hội nhập, bồi dưỡng, đào tạo tài năng trẻ, nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật rất quan trọng. “Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống là sứ mệnh của các nhà lãnh đạo nghệ thuật văn hóa, của các nghệ sĩ và của khán giả cả nước nói chung. Sự công nhận tích cực, sự quan tâm xứng đáng và việc đưa ra các giải pháp cần thiết… có thể là động lực mạnh mẽ, góp phần giữ gìn bản sắc và phát huy tiếng nói của lớp nghệ sĩ mới”.

Trong bối cảnh văn hóa toàn cầu và hội nhập quốc tế sâu rộng, vai trò của đào tạo, truyền dạy nghệ thuật truyền thống trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nghệ nhân và nghệ sĩ trẻ không chỉ là những người tiếp nối, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà còn là lực lượng sáng tạo chính trong xây dựng ngành công nghiệp văn hóa. Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, để nghệ sĩ ngành nghệ thuật truyền thống có thể phát huy hết tiềm năng, góp phần tích cực phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa, việc xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả và đồng bộ là vô cùng cần thiết.

“Bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách đã có, Nhà nước cần quan tâm xây dựng, ban hành một số chính sách về tài chính, đào tạo và hợp tác đào tạo, khuyến khích sáng tạo và phát triển nghề nghiệp… Trong đó, chính sách tài chính để hỗ trợ nghệ nhân và nghệ sĩ trẻ đóng vai trò then chốt trong việc phát triển và duy trì sáng tạo trong nghệ thuật. Sự đầu tư hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực nghệ thuật truyền thống không chỉ góp phần phát triển ngành văn hóa mà còn tạo ra môi trường nghệ thuật phong phú và đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế”, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn nhận định.

Văn hóa - Thể thao

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học
Văn hóa - Thể thao

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học

“Nhạc cổ điển rất gần gũi trong đời sống, chỉ có điều chúng ta chưa có thời gian để tìm hiểu, ngẫm nghĩ. Công việc của tôi và các nghệ sĩ là đem đến câu chuyện xung quanh những bản nhạc rất nổi tiếng và quen thuộc” - nhạc trưởng Trần Nhật Minh chia sẻ trong hòa nhạc “Giao hưởng tuổi trẻ” số đầu tiên tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chiều 10.1.

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024

Tối 11.1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học năm 2024. Trường ca “Lũ” của nhà thơ Lữ Mai do Công ty Sách điện tử Waka phát hành đã được vinh danh là một trong những cuốn sách nổi bật năm 2024.

Bài cuối: Phá rào cản để tạo bước chuyển
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Phá rào cản để tạo bước chuyển

Thị trường nghệ thuật trong nước vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sáng tạo của nghệ sĩ, cũng là đích đến cho người yêu nghệ thuật. Mặc dù có tiềm năng lớn và gần đây đã sôi động hơn, song thị trường nghệ thuật Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức.

Đón năm mới ở Lamori Resort & Spa
Văn hóa - Thể thao

Đón năm mới ở Lamori Resort & Spa

Những ngày cuối năm đang dần lướt qua, nhiều người đang kiếm tìm cho mình một chốn nghỉ ngơi yên ả, trong lành để đón chào năm mới. Lamori Resort & Spa là một sự lựa chọn lý tưởng không thể bỏ qua.