Tiếng Trung trong lòng người Trung

Phạm Thái 19/05/2012 08:35

Cùng với sự lớn mạnh của Trung Quốc trên trường quốc tế, tiếng Trung cũng đang ngày càng trở nên quan trọng không chỉ đối với người nước ngoài và cả dân bản địa.

Tiếng Trung trong lòng người Trung ảnh 1
Nguồn: ITN

Có một trải nghiệm chung của rất nhiều du khách khi lần đầu tiên tới Trung Quốc mà họ thường kể đi kể lại chi tiết với sự ngạc nhiên, thích thú, một cảm giác khám phá một thứ gì đó độc nhất vô nhị ở Trung Quốc. Đấy là khi họ thốt lên câu nói đầu tiên bằng tiếng quan thoại (ngôn ngữ chính thức của đất nước vạn lý trường thành, thuộc ngữ hệ Hán) với một người Trung Quốc lạ mặt: một tài xế taxi, một người bán dưa hấu hay một cụ già đang luyện viết thư pháp trong công viên và thấy được nét mặt sáng lên vì ngạc nhiên của họ. Sự ngạc nhiên đó có thể chuyển sang tôn kính nếu người nói diễn tả được câu cú rõ ràng cho dù ngọng nghịu bằng tiếng Trung. Waiguoren, theo tiếng Trung có nghĩa là  người nước ngoài, không còn là một cảnh hiếm gặp ở đất nước đang có tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng này và với phong trào học tiếng Trung bùng lên trên khắp thế giới, số người biết nói tiếng Trung tăng lên đã mang đến nhiều kỹ năng ngôn ngữ. Mặc dù tính mới lạ có thể bị giảm dần, nhưng người Trung Quốc vẫn tiếp tục say mê những người nước ngoài có khả năng nói tiếng mẹ đẻ của họ. Đó là những giây phút thú vị về mối quan hệ đa văn hóa. Nó cũng là kết quả của mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc với ngôn ngữ của riêng mình, vốn trong nhiều thế kỷ gắn liền với bản sắc dân tộc. Khi vị trí của Trung Quốëc trên thế giới đang thay đổi, ý nghĩa của ngôn ngữ Trung Quốc đối với người nước ngoài và bản địa là như nhau.

Gần đây nhất, niềm đam mê tiếng Trung Quốc được thể hiện ở phản ứng của hàng triệu người sử dụng mạng ở Trung Quốc đối với một đoạn video đang được lan truyền chóng mặt. Trong đoạn video này, một thanh niên nửa dòng máu Caucasian, nửa Mỹ Á bắt chước 12 giọng nói khác nhau, trong số đó có giọng người Bắc Kinh, giọng người Hong Kong, giọng người Đài Loan. Sự phát âm chuẩn đến kinh ngạc thể hiện qua cách dùng tiếng lóng, cách nhấn trọng âm khác nhau tùy theo từng vùng miền của thanh niên này đã khiến khán giả Trung Quốc phấn khích. Đoạn video trên đã thu hút được 5 triệu lượt xem trên Youku và được gửi chuyển tiếp tới hơn 435.000 lần.

Tiếng Trung từ lâu đã là điểm nhấn tự hào của người dân nước này, một cảm giác thường thấy khi họ cười nói với người nước ngoài rằng, tiếng Trung quá khó học đối với người ngoại quốc. Đó là sự thật vì bản thân họ cũng đã phải mài đũng quần bao nhiêu năm trên ghế nhà trường để luyện viết bao ký tự và học ghi nhớ Chengyu, cách ngôn 4 ký tự đặc biệt trong tiếng Trung giúp người học có thể phát âm gió chuẩn. Đối với người nước ngoài, học tiếng Trung Quốc đòi hỏi phải dũng cảm và kiên nhẫn hơn nữa vì họ phải làm quen với một hệ chữ viết khác biệt hoàn toàn.

Một lý do sâu xa hơn về niềm tự hào tiếng Trung của dân bản địa là người Trung Quốc nhìn ngôn ngữ của mình như một biểu tượng về lịch sử, văn minh huy hoàng của đất nước. Chữ Trung Quốc là một trong những chữ viết cổ nhất được khám phá trên thế giới, được khắc trên xương động vật có niên đại 4500 năm trước, thậm chí còn lâu hơn nữa. Nó là một trong những ngôn ngữ tốc ký duy nhất vẫn còn được sử dụng rộng rãi trên thế giới, một hệ thống chữ viết tượng hình mô phỏng đồ vật hay ý tưởng. Các nguyên tắc cấu trúc trước sau như một cho phép hậu duệ “trò chuyện” trực tiếp với tổ tiên xa xưa và tạo ra tính xuyên dòng lịch sử qua các triều đại. Ở bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử, nó luôn là nguồn đoàn kết, kết nối các nhóm thiểu số vào các quy định của triều đình và bản sắc dân tộc chung. Đối với những quốc gia láng giềng, ngôn ngữ Trung Quốc là hình thức quyền lực mềm. Tiếng Nhật, Hàn Quốc và tiếng Việt cổ đã có sự ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên, lịch sử gần đây đã làm phức tạp mối quan hệ của Trung Quốc với ngôn ngữ của mình. Kể từ những năm đầu tiên của thế kỷ XX, người Trung Quốc đã bắt đầu đặt câu hỏi về tiếng Trung. Nhiều học giả hồi những năm 1990 thậm chí còn gọi nó là trở ngại lớn nhất đối với dân chủ, khả năng biết đọc và thậm chí còn thảo luận về việc chuyển ngôn ngữ sang tiếng Esperanto hoặc theo hệ thống chữ cái Latinh.  Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo sau đó đã nhận ra cần giữ gìn bản sắc dân tộc trong đó giữ gìn chữ viết thay vì vay mượn của nền văn hóa khác.

Khi số người nước ngoài đổ xô đi học tiếng Trung tăng nhanh tại các trường học, người Trung Quốc thường xem đây như là một công nhận tích cực về xã hội hiện đại của họ, thể hiện sự vươn lên của Trung Quốc trên thế giới và sự lớn mạnh của văn hóa nước này. Điều này rất có ý nghĩa nhất là trong bối cảnh học sinh, sinh viên Trung Quốc đổ hàng giờ vào các lớp học tiếng Anh, và các công nhân Trung Quốc đang gò lưng sản xuất những sản phẩm Mỹ cho các nhà tiêu dùng nước ngoài.

Chính vì thế, chính phủ Trung Quốc nhận ra rằng chiến dịch thúc đẩy quyền lực mềm của mình cần phải coi trọng và phát triển tiếng mẹ đẻ. Nước này đã thiết lập hàng trăm các Viện Khổng tử, các lớp học Khổng Tử để dạy và truyền bá tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc ra thế giới.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Tiếng Trung trong lòng người Trung
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO