Tiếng cười lạc quan của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - chuyên gia hàng đầu của ngành kiến trúc Việt Nam từng đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa II (1983-1988), ông là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu của dân tộc ta ở thế kỷ XX. 

Tiếng cười lạc quan của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát -0
Phó Thủ tướng Huỳnh Tất Phát thăm và nói chuyện với các kiến trúc sư trường Đại học Kiến Trúc (1977). Nguồn: TTXVN

Ông Huỳnh Tất Phát còn gọi là Sáu Phát (thời chống Pháp) và Tám Chí (thời chống Mỹ) sinh ngày 15.2.1913 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre trong một gia đình địa chủ. Năm 6 tuổi, cậu bé Phát về sống bên ngoại ở xã Điều Hòa, Mỹ Tho (nay là đường Trịnh Hoài Đức). Cậu học tiểu học và trung học ở trường Trung học Mỹ Tho (nay là trường Nguyễn Đình Chiểu), sau đó lên Sài Gòn học trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong). Ở trường nào, cậu bé Phát cũng là học sinh giỏi và được cấp học bổng.

Năm Huỳnh Tấn Phát thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Huỳnh Tất Phát đã tích cực tham gia các cuộc vận động cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương khởi xướng, là thành viên tích cực của Tổng Hội sinh viên Đông Dương và Hội Ái hữu sinh viên Nam Kỳ. Năm 1936, Huỳnh Tất Phát tham gia phong trào Đông Dương Đại hội. Ông cùng một số anh em tổ chức một đoàn Đại biểu sinh viên, học sinh lên gặp phái đoàn Godard - đại diện Chính phủ bình dân Pháp sang Đông Dương trình “Tập thư thỉnh nguyện”.

Năm 1938, ông đậu thủ khoa ngành kiến trúc. Sau hơn hai năm lưu lại tại Hà Nội để thiết kế những biệt thự kiểu mẫu, ông trở về Sài Gòn mở văn phòng kiến trúc sư. Cuối năm 1941, ông đạt giải nhất cuộc thi thiết kế và xây dựng tại Trung tâm hội chợ triển lãm Đông Dương. Đam mê nghệ thuật, tài năng xuất chúng nên văn phòng của ông đông khách. Ông trở thành kiến trúc sư nổi tiếng của Sài Gòn thời đó. Song, danh vọng, tiền tài không ngăn cản được ông dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Với nhiệt huyết của một trí thức yêu nước, ông đứng ra làm chủ nhiệm tờ Tuần báo Thanh niên với khuynh hướng chống Pháp, chống Nhật. Năm 1944, ông đã cùng Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước sử dụng tờ Thanh niên để phát triển mạnh phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, vận động nhân dân tham gia cứu tế nạn đói Bắc Kỳ và đặc biệt để cổ động, phát triển phong trào thanh niên tiền phong mà ông là Trưởng ban cổ động.

Ngày 5.3.1945, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông đã cùng với các đồng chí của mình chăm lo xây dựng lực lượng, tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho đội ngũ cốt cán tham gia khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 25.8.1945 ở Sài Gòn - Gia Định. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử làm Phó Giám đốc Sở Thông tin báo chí của Ủy ban nhân dân Nam Bộ. Khi Pháp quay lại chiếm Sài Gòn, ông bị chúng bắt giam. Ra tù, ông ở lại nội thành hoạt động bí mật. Năm 1949, Xứ ủy điều ông ra vùng giải phóng và phân công làm Ủy viên Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam bộ kiêm Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ.

Từ năm 1950 đến năm 1954 kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách Đài Phát thanh Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do.

Cuối năm 1957, ông được bổ sung vào Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn. Năm 1959, ông được điều ra vùng căn cứ kháng chiến chống Mỹ và năm 1960 được cử làm Ủy viên khu Sài Gòn - Gia Định, phụ trách công tác Dân vận, Trí thức vận.

Năm 1961 ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Tại Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Năm 1969 kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976 ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa VI và được Quốc hội cử làm Phó Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Năm 1977, ông là Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước và đại diện thường trực của Việt Nam ở Hội đồng tương trợ kinh tế.

Tháng 2.1977, tại Đại hội Thống nhất các tổ chức Mặt trận hai miền, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Năm 1981, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VII và được Quốc hội cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Năm 1982, ông Huỳnh Tấn Phát được cử giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Và tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp tháng 5.1983, ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đối với kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, lần đầu tiên tôi được gặp và làm việc với ông là ngày 6.7.1976 tại phiên họp đầu tiên của Hội nghị trù bị Đại hội Thống nhất các tổ chức Mặt trận hai miền. Sau đó tôi còn được gặp và làm việc với ông tại Hội nghị lần thứ hai vào ngày 2.10 năm đó và lần thứ ba vào các ngày từ 24 đến 28 tháng Giêng năm 1977. Ông dự Hội nghị với tư cách Ủy viên Đoàn Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, còn tôi là Vụ phó Vụ Tổng hợp, thư ký của Chủ tịch Hoàng Quốc Việt, Phó tiểu ban Văn kiện Đại hội.

Năm 1982 kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được Bộ Chính trị điều về tham gia Đảng đoàn Mặt trận để cùng các đồng chí Xuân Thủy, Hoàng Quốc Việt giúp Ban Bí thư chuẩn bị Chỉ thị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới” và đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai, đồng chí được bầu làm Chủ tịch.

5 năm làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, tôi rất ấn tượng với nụ cười lạc quan của ông. Nụ cười thường trực trên môi mà Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhắc tôi khi được phân công chắp bút Dự thảo Điếu văn về anh Tám Chí (tên thân mật của đồng chí Huỳnh Tấn Phát) là “anh đừng quên tiếng cười lạc quan của anh Huỳnh Tấn Phát”. Chính nụ cười lạc quan yêu đời và rất hồn nhiên đó đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để trở thành một trí thức lớn trong ngành kiến trúc Việt Nam, một lãnh đạo xuất sắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát là con người rất đặc biệt - một trí thức tài năng nhưng rất mực khiêm tốn. Ông đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của cán bộ, nhân viên, nhất là những người trực tiếp giúp việc cho ông. Với những năm 80 của thế kỷ trước, đời sống của nhân dân ta nói chung, cán bộ, công nhân viên nói riêng, rất khó khăn. Ông là người thông cảm sâu sắc với những khó khăn của anh em. Riêng với bản thân tôi, một kỷ niệm mãi mãi sẽ không bao giờ quên. Đó là khoảng năm 1985 tôi cưới vợ cho cậu con trai đầu. Ông đến dự và chúc mừng. Thấy gia đình ở quá chật. Bốn thế hệ gồm 8 người sống trong 28 mét vuông (không kể diện tích phụ), ông yêu cầu vợ chồng tôi chuyển về ở cùng ông tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu (nay là trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam) để “nhất cử lưỡng tiện”, “vừa bớt khó khăn cho Túc, vừa tiện cho công việc”.

Vợ chồng tôi rất xúc động trước sự quan tâm đặc biệt đó. Song, tính đi, tính lại thấy rằng: cuộc sống đã khó khăn, nay một chốn đôi nơi thì lại càng khó khăn hơn, tuy được cải thiện về chỗ ở; hơn nữa, còn mẹ già và con nhỏ cần có sự chăm sóc, dạy dỗ bảo ban của bố mẹ. Chúng tôi cảm ơn Chủ tịch về tấm lòng cao cả đó.

Gần 5 năm giúp việc cho Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát tôi cảm nhận ở ông một nhà lãnh đạo điềm đạm, cởi mở, giàu lòng nhân ái. Là một tài năng của dân tộc, đất nước nhưng ông rất khiêm nhường. Những năm ông phụ trách Mặt trận là những năm đất nước ta gặp nhiều khó khăn, song ông luôn lạc quan và truyền sự lạc quan đó đến chúng tôi, đến toàn bộ nhân viên và rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự tất thắng của dân tộc.

Một phẩm chất khác rất đáng quý ở Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát là dù có quyền cao, chức trọng trong Đảng, Nhà nước, Mặt trận, song ông không bao giờ dựa vào đó để buộc mọi người phải làm theo ý mình, mà luôn vận động, thuyết phục, chờ đợi với thái độ chân thành. Vì vậy, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, được sự chỉ đạo của Trung ương, ông đã cùng Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Luật sư Trịnh Đình Thảo, bác sĩ Phùng Văn Cung và nhiều vị nhân sĩ, trí thức trong Mặt trận dân tộc giải phóng và Liên minh đã cảm hóa được nhiều nhân sĩ, trí thức miền Nam ở lại cùng nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nước và nhiều người đã lập công lớn đối với dân tộc.

Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu thảo luận sáng 29.10 - ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Áp dụng thuế suất 5% giúp bình ổn thị trường phân bón trong nước

Thảo luận tại hội trường sáng 29.10 về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đồng tình với quy định áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón. Quy định này sẽ góp phần tạo sự bền vững và ổn định nguồn cung phân bón đầu vào trong nước...

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 28.10
Diễn đàn Quốc hội

Cần giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

Thảo luận tại hội trường sáng ngày 28.10, ĐBQH Mai Văn Hải ( Thanh Hóa) cho rằng, các địa phương đã rất nỗ lực chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng từ năm 2015 đến năm 2023 mới có 373/800 dự án đã hoàn thành với quy mô đã xây dựng được 193.920 căn hộ. So với mục tiêu đến năm 2025 mới chỉ đạt 45,3%, so với mục tiêu đến năm 2030 mới chỉ đạt 18,2%. Theo đó, cần giải pháp mang tính đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội mới có thể bảo đảm mục tiêu năm 2025 và đến năm 2030.

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội

Nhà ở của người dân nói chung và nhà ở xã hội nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo. Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện việc xây dựng nhà ở xã hội, một số vướng mắc từng bước được tháo gỡ, kể cả về pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, từ thực tế giám sát cho thấy, so với mục tiêu đề ra cho năm 2025 và 2030 thì rất khó có khả năng hoàn thành nếu không có giải pháp đột phá.

Toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân

Thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023", các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung – cầu, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người lao động và đối tượng chính sách.

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo
Diễn đàn Quốc hội

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo

Quảng cáo là một trong những lĩnh vực được quan tâm, đầu tư trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Tuy nhiên, để phát huy lĩnh vực quảng cáo vốn nhiều tiềm năng, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cần cân nhắc những điểm chính yếu, phù hợp với thực tế, không để lãng phí, nhưng cũng không được làm phiền xã hội, tạo ra những hệ quả không tốt về mặt văn hóa.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Đáp ứng tối đa lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), các ĐBQH Đoàn Hà Nội đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu, kịp thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế để khắc phục và phát huy thế mạnh của BHYT nhằm phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai)
Quốc hội và Cử tri

Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị, lập quy hoạch cần chú ý tính phù hợp với thực tiễn; rà soát hoàn thiện thể chế, giao quyền chủ động cho tỉnh đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường năng lực nội sinh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Bảo đảm không có “rào cản kỹ thuật” nào gây khó khăn cho việc thực thi

Ngay khi Quốc hội quyết định giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, nhiều vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ. Nhiều luật được Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian giám sát cũng đã tập trung tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo bước phát triển đột phá trong phát triển nhà ở xã hội.

Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tại dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, quận Ngô Quyền
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Chính sách nhiều, nhưng thực thi còn khó

Lời Tòa soạn: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo vấn đề nhà ở cho người dân, xác định phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tuần tới, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là chuyên đề giám sát quan trọng để nhìn lại kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại trong quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm an cư lạc nghiệp cho người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài “Nhà ở xã hội - hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân”.

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ chiều 24.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác khiến người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh, tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực.

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn
Quốc hội và Cử tri

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Trong phiên thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.

Sau 40 năm đổi mới, Việt Nam được cộng đồng thế giới xem như một hình mẫu phát triển thành công của một nước đang phát triển - Ảnh: Internet
Diễn đàn Quốc hội

Về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước

GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân*

Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã được Đảng đề ra để cả nước cùng suy nghĩ và phấn đấu để đạt. Nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, một số văn kiện Đại hội đang được tích cực dự thảo. Bài viết này góp một số ý có liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước trong những thập niên tới.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập
Diễn đàn Quốc hội

Ba vấn đề cần làm rõ để bảo đảm luật “không cần quá dài”

Để bảo đảm định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm rằng Quốc hội cần "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp", trong đó “luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài”, cần làm rõ ba vấn đề: Lập pháp bắt đầu bằng nội dung hay thẩm quyền? Luật cốt ở ban hành hay thi hành? Và ai giải thích luật?”. Luật sư NGUYỄN TIẾN LẬP, thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nêu ý kiến.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa)
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết để thực hiện các yêu cầu cấp bách, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Đồng thời lưu ý, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?
Diễn đàn Quốc hội

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?

Việc có tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội hay không là một nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp sáng 23.10. Một số ý kiến đề nghị, cần phân tích thấu đáo, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có quy định phù hợp, khoa học và khả thi hơn.

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn
Văn hóa - Thể thao

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhiều quy định trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được rà soát, chỉnh lý bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn; đồng thời bảo đảm phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ song vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.