Chia sẻ tại câu chuyện khởi nghiệp tại Chương trình, CEO hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English Lê Đình Lực cho biết, có xuất thân là cựu học sinh chuyên toán Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh), Bản thân tôi cũng từng bị “choáng” khi không theo kịp ở môn tiếng Anh cùng bạn bè thành thị.
Tôi từng nghiên cứu về phương pháp để học tiếng Anh từ lớp 10 để giải quyết “bài toán” học dở tiếng Anh của chính mình. Khi đã học tốt tiếng Anh, tôi mở lớp dạy thêm tiếng Anh thời đại học và cao học để kiếm thêm thu nhập, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình. Nhờ tính hiệu quả của phương pháp Linearthinking, số lượng học viên “truyền miệng” và ngày càng đông.
Startup của tôi có hai điểm mạnh nổi trội gồm hệ thống siêu công nghệ DOL SuperLMS và phương pháp tiếng Anh tư duy Linearthinking (được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận năm 2019).
Về cơ bản, phương pháp Linearthinking kết hợp giữa 3 yếu tố là nghiên cứu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất lên ngôn ngữ thứ 2, ở đây là việc học tiếng Việt lên việc học tiếng Anh. Hai yếu tố còn lại là áp dụng kỹ thuật siêu trí nhớ và tư duy logic toán học để luyện tiếng Anh. Để có thể theo đuổi vun đắp ước mơ khởi nghiệp Edtech vào năm 2017, tôi từ chối suất học bổng tiến sĩ tại Australia để khởi nghiệp. Hiện tại, chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội mở rộng ra thị trường quốc tế.
Tại Chương trình, các diễn giả cũng cho rằng, khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5 năm đầu, có hơn 95% số doanh nghiệp khởi nghiệp trên toàn cầu phải đóng cửa vì nhiều lý do. Do đó, cần liên tục trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên sâu, học hỏi và rút ra những bài học thực tiễn, ý nghĩa cho hành trình khởi nghiệp của mình.
Thạc sĩ, Bác sĩ tâm thần Chuyên khoa I, nguyên Chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Nghĩa chia sẻ, dù việc học chuyên khoa, làm việc, nghiên cứu bận rộn, nhưng để hoàn thiện kỹ năng của bản thân tôi vẫn theo học tại DOL English và lấy được IELTS 7.5. Đó là số điểm khá cao, do tôi xuất thân từ khối B.
Thực tế, hầu hết các nguồn giáo dục trên toàn thế giới, tài liệu và sách đều bằng tiếng Anh. Hệ thống giáo dục toàn cầu tại các trường đại học trên thế giới đều có yêu cầu về ngôn ngữ Anh và bằng cấp về tiếng Anh. Những người đi du học ở nước ngoài thường phải sử dụng tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp và học tập. Và tiếng Anh có vai trò như cầu nối giúp chúng ta vươn ra thế giới. Tiếng Anh cũng giúp người lao động nâng cao trình độ và hiệu suất làm việc. Giúp xóa bỏ rào cản và bất đồng trong ngôn ngữ khi giao tiếp, đồng thời giúp các bạn sinh viên nắm bắt cơ hội thay đổi tương lai…