Tiên phong xây dựng, cải cách và hoàn thiện pháp luật

Cùng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, toàn ngành tư pháp đã đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực vượt qua những khó khăn, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng vào các thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội; cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam... Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2024 của Bộ Tư pháp.

Kịp thời đổi mới công tác xây dựng pháp luật

Theo báo cáo tại Hội nghị, công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là lĩnh vực được Bộ, ngành tư pháp xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và dành nhiều thời gian, nguồn lực để tham mưu, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; góp phần tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong 620.657 việc. Nguồn: ITN
Các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong 620.657 việc. Nguồn: ITN

Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn và gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật. Cụ thể, năm 2024, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 3.040 văn bản; cùng với các bộ, ngành hoàn thành và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam.

Công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính đạt được nhiều kết quả nổi bật, như: tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; thể chế thi hành án dân sự tiếp tục được hoàn thiện…

Nhờ đó, kết quả thi hành án dân sự năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, nhất là thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Cụ thể, các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong 620.657 việc, tăng 45.838 việc (tăng 7,97% so với cùng kỳ năm 2023); đạt tỷ lệ 83,88% (tăng 0,62% so với cùng kỳ năm 2023), cao hơn 0,63% so với chỉ tiêu được giao.

Về tiền, đã thi hành xong hơn 116.531 tỷ đồng (tăng 30,33% so với cùng kỳ năm 2023); đạt tỷ lệ 51,84% (tăng 5,06% so với cùng kỳ năm 2023), cao hơn 5,39% so với chỉ tiêu được giao. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước phải thi hành là 1.973 bản án, quyết định, tăng 559 bản án, quyết định so với năm 2023 (tăng 73,7%); các cơ quan thi hành án đã thi hành xong 896 bản án, quyết định (tăng gần 54% so với năm 2023).

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính

Theo Bộ Tư pháp, công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc cho người dân được tăng cường, nhất là thực hiện các dịch vụ công trực tuyến liên thông về khai sinh, khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân; thực hiện cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến; việc sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia được thực hiện đồng bộ, mang lại nhiều tiện ích, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Các mặt công tác khác như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật… đều đạt kết quả đáng ghi nhận.

Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc. Qua tổng kết thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2024 cho thấy, hầu hết các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành đã được điều chỉnh bằng các quy chế, quy định; quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động được bảo đảm; công chức, viên chức được tham gia, được biết, được giám sát hoạt động của Bộ, ngành trong những vấn đề có liên quan và theo quy định của pháp luật.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã biểu dương các kết quả đạt được và cho rằng năm 2025 dự báo sẽ có những thách thức lớn, với yêu cầu về chất lượng, tiến độ công tác ngày càng cao. Bộ Tư pháp cần tiếp tục tập trung vào việc đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và các chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về cải cách bộ máy, sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành Tư pháp. Đặc biệt, năm 2025 là năm kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành tư pháp, vì vậy khối lượng công việc và yêu cầu về chất lượng, tiến độ và trách nhiệm ngày càng cao.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm 2025, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị trong Bộ cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ và chăm lo đời sống cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều tham gia đầy đủ và có quyền giám sát các hoạt động của Bộ, ngành, đồng thời thúc đẩy một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện và sáng tạo.

Đặc biệt, triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về cải cách pháp luật, bảo đảm hệ thống pháp luật có tính khả thi, minh bạch và dễ tiếp cận hơn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính, nhất là thông qua các dịch vụ công trực tuyến; tập trung thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đồng thời bảo đảm dân chủ, công khai và công bằng trong việc điều hành, xử lý các vấn đề liên quan đến đội ngũ cán bộ.

Pháp luật

Trung tâm Trọng tài Thương mại HTA bác yêu cầu khởi kiện hủy hợp đồng nguyên tắc của chủ đầu tư KCN Hàm Kiệm II
Pháp luật

Trung tâm Trọng tài Thương mại HTA bác yêu cầu khởi kiện hủy hợp đồng nguyên tắc của chủ đầu tư KCN Hàm Kiệm II

Trung tâm Trọng tài Thương mại HTA đã ban hành Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số MB.25.24 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư Bình Tân (chủ đầu tư Dự án KCN Hàm Kiệm II-Bita’s, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai. Phán quyết trọng tài đã bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện hủy hợp đồng nguyên tắc của chủ đầu tư KCN Hàm Kiệm II-Bita’s.

Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về trợ giúp pháp lý cho trưởng ấp, cán bộ chi hội đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng
Pháp luật

Nâng cao năng lực trợ giúp viên pháp lý

Trong những năm gần đây, việc giao chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng cho các trợ giúp viên pháp lý đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Chỉ tiêu vụ việc không chỉ góp phần quan trọng trong việc quản lý hoạt động của các Trung tâm trợ giúp pháp lý, mà còn là yếu tố then chốt bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các nhóm yếu thế trong xã hội.

Nâng cao số lượng và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý
Pháp luật

Nâng cao số lượng và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Với những kết quả đạt được trong năm 2024, công tác trợ giúp pháp lý tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người có công với cách mạng và đối tượng yếu thế, dễ tổn thương trong xã hội; thể hiện rõ nét chức năng xã hội của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Ảnh minh họa
Pháp luật

Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân ban hành văn bản trái pháp luật

Theo Nghị quyết Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) (VBQPPL) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025) theo quy trình một kỳ họp. Để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, tăng tính trách nhiệm, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần quy định xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật.

Quảng Bình: Bắt đối tượng lừa đảo chạy án, chiếm đoạt hơn 640 triệu đồng
Pháp luật

Quảng Bình: Bắt đối tượng lừa đảo chạy án, chiếm đoạt hơn 640 triệu đồng

Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trương Văn Bắt (SN 1988) trú tại xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi (Cà Mau); tạm trú tại phường 8, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Triệt phá đường dây lập công ty “ma” mua bán trái phép hóa đơn quy mô lớn
Pháp luật

Triệt phá đường dây lập công ty “ma” mua bán trái phép hóa đơn quy mô lớn

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về hành vi mua, bán trái phép hoá đơn. Các đối tượng này đã dùng thủ đoạn mua căn cước công dân của người dân để thành lập các công ty, doanh nghiệp “ma”, thực hiện mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống để trục lợi bất chính.

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).