Nâng cao hiệu quả tham mưu, giúp việc cho HĐND cấp huyện

Tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin

LÊ HỒNG HẠNH - Phó Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh 

Để Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện thực hiện tròn vai tham mưu, giúp việc cho HĐND như luật định, bên cạnh đặc biệt chú trọng công tác nhân sự, một giải pháp quan trọng hiện nay đó chính là Văn phòng cần tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin trong tham mưu giúp việc cho HĐND, hỗ trợ tham mưu HĐND, các đại biểu HĐND sử dụng các thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tài liệu dần thay thế các cách tham mưu phục vụ thủ công trước đây, ứng dụng kỳ họp không giấy...

Công tác văn phòng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của HĐND. Đối với HĐND cấp huyện, công tác tham mưu, giúp việc trên thực tế vẫn gặp không ít khó khăn.

Khó tránh “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

Nhiệm vụ tham mưu, giúp việc HĐND của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện được quy định tại Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Theo Nghị định này, HĐND, các Ban, các Tổ và đại biểu HĐND cấp huyện được Văn phòng HĐND và UBND tham mưu giúp việc. Tuy nhiên, thực tế công tác tham mưu, giúp việc của Văn phòng HĐND và UBND cho hoạt động của HĐND mới chỉ dừng lại ở việc bố trí tham mưu, giúp việc cho Thường trực HĐND, trực tiếp là Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách là chủ yếu. Thậm chí, có những địa phương chưa bố trí được biên chế 1 chuyên viên tham mưu, giúp việc cho HĐND, chủ yếu Văn phòng đang nghiêng về tham mưu, phục vụ cho UBND.

Một thực tế nữa là, Văn phòng HĐND và UBND vừa tham mưu, giúp việc cho HĐND, vừa tham mưu cho UBND. Việc tham mưu cho UBND là nhiệm vụ thường xuyên hơn nên nhiều lúc còn chồng chéo, bất cập vì vừa tham mưu cho cơ quan ban hành chính sách, chỉ tiêu (HĐND), lại tham mưu cho cơ quan thi hành chính sách (UBND) nên không tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Tham mưu, giúp việc cho HĐND chỉ có 1 chuyên viên nên khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là khi tham mưu, giúp việc trong chuẩn bị kỳ họp HĐND. Chuyên viên giúp việc HĐND không thể chuyên sâu một lĩnh vực nhưng phải am hiểu nhiều lĩnh vực để tham mưu, giúp việc hiệu quả vì vừa làm việc tham mưu cho HĐND, vừa phải giúp việc UBND khi lãnh đạo yêu cầu nên khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ.

“Thực tế, yếu tố quyết định chất lượng hoạt động của Văn phòng chính là nhân sự. Cán bộ làm công tác tham mưu phải “có tâm, có tầm và có tài”; người phục vụ phải “cần mẫn, nhẫn nại, tận tụy, chu đáo”. Vì vậy, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu là điều kiện tiên quyết để bộ máy Văn phòng hoạt động tốt. Chánh Văn phòng là đầu mối tiếp nhận sự chỉ đạo từ Thường trực HĐND và triển khai thực hiện các nhiệm vụ Văn phòng được giao, cho nên công tác quản lý phải tốt, điều hành phải khoa học và bao quát.

Tuy nhiên, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện như hiện nay chưa thể chuyên nghiệp và chuyên sâu mảng HĐND được nếu như con người chưa được bố trí đầy đủ, chủ yếu nghiêng về mảng UBND nên nhìn chung, việc tham mưu, giúp việc cho HĐND vẫn còn nhiều bất cập. Hầu hết các khâu chuẩn bị kỳ họp, kết luận các nội dung về chất vấn của HĐND, Thường trực HĐND Văn phòng HĐND và UBND… chủ yếu đang do đại biểu HĐND chuyên trách ở các ban của HĐND chủ trì, làm thay. Do đó, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện chưa thể tròn vai HĐND như luật định - ông Đinh Văn Thái, nguyên Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh cho biết.

Ứng dụng phần mềm kỳ họp không giấy được đa số đại biểu HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh hưởng ứng từ Kỳ họp thứ 6 (tháng 4.2022) - ẢNH BÌNH NGUYÊN
Ứng dụng phần mềm kỳ họp không giấy được đa số đại biểu HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh hưởng ứng từ Kỳ họp thứ 6 (tháng 4.2022) 
Ảnh: Bình Nguyên

Nhanh chóng, chuyên nghiệpvà hiệu quả

Để Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện thực hiện tròn vai tham mưu, giúp việc cho HĐND như luật định, trước hết, các địa phương cần bám sát Đề án vị trí việc làm UBND tỉnh quy định cụ thể cho các địa phương cấp huyện, trong đó có bộ phận Văn phòng, nhất thiết phải bố trí 1 biên chế là chuyên viên tham mưu, giúp việc cho HĐND. Bản thân nhân sự được lựa chọn tham mưu, giúp việc cho HĐND phải nhận thức và tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về chức năng, vị trí, vai trò và hoạt động của cơ quan dân cử để nắm được cách thức, phương pháp, trình tự để tham mưu. Tiếp đó, cần tìm hiểu kỹ các văn bản, quy định trên các lĩnh vực để hiểu biết rộng bởi hoạt động của HĐND bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; chủ động, linh hoạt trong tham mưu. Đặc biệt, lãnh đạo Văn phòng cần xem xét để chuyên viên này chuyên sâu mảng HĐND, không nên vai phải gánh “HĐND”, vai trái giúp việc “UBND”.

Trước đòi hỏi ngày càng cao về chức năng quyết định các vấn đề quan trọng và giám sát các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, Văn phòng HĐND và UBND cần chủ động phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Văn phòng cấp ủy, Ủy ban MTTQ xây dựng chương trình công tác của Thường trực và các Ban của HĐND, bảo đảm vừa thường trực giải quyết công việc hàng ngày, vừa có thời gian chỉ đạo, giám sát. Thực hiện tốt công tác tổng hợp và xử lý thông tin nhanh, chính xác, kịp thời; chủ động tham mưu đề xuất, soạn thảo, thẩm định, ấn loát ban hành văn bản kịp thời; tăng cường củng cố công tác văn thư lưu trữ bảo mật và khai thác tài liệu thuận lợi…

Hiện nay, việc ứng dụng số hóa trong hoạt động của cơ quan dân cử đang được đẩy mạnh. Là cơ quan tham mưu, giúp việc, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện cũng cần tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin trong tham mưu giúp việc cho HĐND, hỗ trợ tham mưu HĐND, các đại biểu HĐND sử dụng các thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tài liệu dần thay thế các cách tham mưu phục vụ thủ công trước đây, ứng dụng kỳ họp không giấy trong các kỳ họp của HĐND. Có như vậy, việc tham mưu giúp việc mới nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đây cũng là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng công tác tham mưu, giúp việc HĐND của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.

Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Trường Tiểu học Quảng Tân (Đầm Hà) được bổ sung trang thiết bị giảng dạy, chỉnh trang phòng thư viện, phòng đọc sách.
Diễn đàn

Thêm nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thảo luận và thống nhất thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, có việc phân bổ gần 158 tỷ đồng nguồn tăng thu năm 2023, thưởng vượt thu năm 2022 hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nội dung này đã nhận được sự quan tâm, kỳ vọng rất lớn của đông đảo cử tri, Nhân dân trên địa bàn.

 Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh Vi Ngọc Bích phát biểu bế mạc kỳ họp.
Diễn đàn

Phát huy cao nhất hiệu quả các nghị quyết

Trong nội dung phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích đã nhấn mạnh yêu cầu, khẩn trương tổ chức thực hiện các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua cũng như các cơ chế, chính sách còn hiệu lực để phát huy hiệu quả cao nhất; đặc biệt, là các nghị quyết trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách, đầu tư công...

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thực tế tại huyện Ba Chẽ.
Diễn đàn

Những dấu ấn quan trọng của cơ quan dân cử

Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ninh đã đi qua hơn 3/4 chặng đường thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển của năm 2024 với rất nhiều “điểm sáng” giữa bối cảnh còn không ít khó khăn, thách thức và những vấn đề phát sinh ngoài dự báo. Trong kết quả chung ấy, có đóng góp quan trọng từ sự linh hoạt, đổi mới, quyết liệt, kịp thời, sát thực tiễn trong hoạt động của cơ quan dân cử địa phương.

Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết
Diễn đàn

Thúc đẩy hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển

Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV diễn ra hôm qua (5.11) đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với 11 nghị quyết được thông qua với sự tán thành rất cao của đại biểu tham dự. Đây là những cơ chế, chính sách, biện pháp quan trọng, cần thiết, góp phần thúc đẩy hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tạo động lực cho sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của địa phương trong thời gian tới…

Nghệ An phát huy tinh thần trách nhiệm trong thẩm tra về lồng ghép giới
Diễn đàn

Nghệ An phát huy tinh thần trách nhiệm trong thẩm tra về lồng ghép giới

Để nâng cao hiệu quả lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), UBND tỉnh, các ngành và địa phương quán triệt các văn bản luật, nghị định, thông tư của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về lồng ghép giới; tạo điều kiện để HĐND có đủ hồ sơ thẩm tra, đánh giá việc lồng ghép giới, bình đẳng giới trong quá trình xây dựng VBQPPL; các Ban HĐND cần phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt các quy định trong quá trình thẩm tra về lồng ghép giới...

Ứng phó với biến đổi khí hậu, người dân tỉnh Gia Lai đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thời tiết. Ảnh: Phạm Hoài
Hội đồng nhân dân

Khuyến khích đầu tư chiến lược phục hồi, quản lý bền vững diện tích rừng

Dự án giảm thiểu khí thải tại khu vực Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động quốc gia REDD+ tỉnh Gia Lai được thực hiện với mục tiêu giảm thiểu khí thải do mất rừng, suy thoái rừng thông qua giải quyết các nhân tố trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp; khuyến khích đầu tư chiến lược, hiệu quả nhằm phục hồi, quản lý bền vững diện tích rừng; trao quyền, cải thiện khả năng thích ứng của các cộng đồng, thể chế mục tiêu nhằm cải thiện sinh kế, giảm nghèo trong cộng đồng và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu...

Toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn

Thành quả lớn nhất là niềm tin của Nhân dân

Phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 4.11 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Đất nước đứng trước không ít thách thức từ những biến động khó lường của tình hình thế giới, lại liên tiếp hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của thiên tai tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Chính vì vậy, sự quan tâm, kỳ vọng của cử tri cũng trở thành mạch cảm xúc chung không chỉ trong ngày làm việc hôm qua mà còn xuyên suốt từ khi kỳ họp bước vào chương trình nghị sự.

Đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn
Diễn đàn

Đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn

Trong chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám, việc Quốc hội xem xét kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” không chỉ thu hút sự quan tâm của đại biểu mà còn là diễn đàn được nhiều cử tri mong đợi. Từ kết quả giám sát, cử tri mong muốn sẽ có giải pháp giải quyết dứt điểm vấn đề quản lý thị trường bất động sản để vận hành đúng hướng và phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn vốn có.

Bài 1: Vượt qua thách thức đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Vượt qua thách thức đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Gia Lai đã vượt qua được những khó khăn, thách thức trong việc đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khai thác rừng trái pháp luật và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tình hình vi phạm lâm luật năm 2023 giảm 206 vụ, tương đương 47,13% so với cùng kỳ năm 2021. Một số dự án triển khai bước đầu của các doanh nghiệp được thuê đất trồng rừng đã hình thành nên vùng nguyên liệu tập trung như các Dự án đầu tư trồng rừng của Công ty TNHH TM DV Minh Phước…

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch
Diễn đàn

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch

Sáng 1.11, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ trì phiên giải trình.

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc triển khai các dự án phát triển kinh tế biển, khu vực ven biển phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; tạo đổi thay thực sự đời sống người dân vùng biển.

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm

Tiếp tục phát triển kinh tế biển Ninh Thuận theo 3 Khu vực đã được phê duyệt. Trong đó, tập trung phát triển khu vực ven biển phía Bắc với chức năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm, đô thị du lịch, du lịch sinh thái gắn với khai thác hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; phát triển khu vực ven biển trung tâm gắn với khai thác quy hoạch và khai thác hiệu quả khu du lịch quốc gia Ninh Chữ gắn với động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách
Hội đồng nhân dân

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách

Phát biểu kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu... Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.