Tiềm năng nghề nghiệp của giáo dục STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không

Ngày 31.10, Mạng lưới Quản lý Giáo dục Không Biên Giới (EdulightenUp) tổ chức Hội thảo “Hướng nghiệp qua trải nghiệm STEM: Case study từ lĩnh vực Kỹ thuật hàng không”, hướng đến việc gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục STEM và hướng nghiệp, với trọng tâm là ngành Kỹ thuật Hàng không - một trong những ngành công nghệ cao đầy triển vọng.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 70 đại biểu từ nhiều tỉnh thành, bao gồm các nhà quản lý giáo dục, giáo viên và những người quan tâm đến việc thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông.

z5987143723537-a10dabce1c279200fc450277fc4f58a0.jpg
z5987147256121-b2fd4fe72553312f2d81136ff2d4d548.jpg
Hội thảo có sự tham dự của hơn 70 nhà quản lý giáo dục, giáo viên và những người quan tâm đến việc thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông tại các tỉnh thành

Tại Hội thảo, các diễn giả đã có những chia sẻ về vai trò quan trọng của giáo dục STEM trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Đại học Phenikaa, thành viên Ban Điều hành EdulightenUp nhấn mạnh, STEM không chỉ là nền tảng kiến thức mà còn là công cụ để học sinh phát triển tư duy phản biện và kỹ năng sáng tạo, chuẩn bị sẵn sàng cho một tương lai bền vững. Giáo dục STEM vừa là công cụ truyền đạt kiến thức, cũng là chìa khóa để mở ra tư duy sáng tạo, phản biện cho học sinh, giúp các em dễ dàng hòa nhập và phát triển trong các lĩnh vực công nghệ cao.

PGS.TS Nguyễn Phú Khánh cũng nhấn mạnh về tiềm năng nghề nghiệp của STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không, đồng thời định hướng cụ thể hơn cho các chiến lược giảng dạy và hướng nghiệp. Những chia sẻ này đã truyền động lực mạnh mẽ đến các đại biểu, đặc biệt là các nhà giáo và quản lý giáo dục, khuyến khích họ đồng hành cùng học sinh trong việc khám phá và xây dựng đam mê với các lĩnh vực công nghệ.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nước và quốc tế, ThS Đỗ Thế Đăng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trường Hàng không New Zealand đã cung cấp các câu chuyện thực tế và minh chứng sống động từ thị trường lao động cả trong và ngoài nước. Qua đó, giúp các đại biểu nắm rõ hơn về tiềm năng nghề nghiệp của STEM trong lĩnh vực này, định hướng cụ thể hơn cho các chiến lược giảng dạy và hướng nghiệp.

Ông Đăng cũng đã nêu thực tế tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, nhất là về mảng kỹ thuật hàng không tại Việt Nam.

z5987142601260-aec26a869800cc7ef9180527747213f5.jpg
ThS Đỗ Thế Đăng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trường Hàng không New Zealand giới thiệu về tiềm năng của STEM trong lĩnh vực Hàng không và thực trạng tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
z5987138854171-219c029f4c748d7738b3f95a7d1b031c.jpg

Với kinh nghiệm quốc tế, TS Vũ Việt Anh, Học viện Success Education đã cung cấp những góc nhìn mới mẻ về mô hình giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp đang được áp dụng thành công tại các quốc gia tiên tiến.

TS Vũ Việt Anh khuyến khích các giáo viên nên áp dụng những phương pháp mới, tạo không gian sáng tạo để học sinh có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình. Đồng thời, nhấn mạnh rằng hướng nghiệp là một hành trình lâu dài mà giáo viên cần đồng hành và khơi dậy đam mê trong mỗi học sinh.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Nhà đồng sáng lập Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới chia sẻ về tầm quan trọng của quản lý giáo dục và nhấn mạnh rằng Hội thảo này có mục tiêu mở rộng định hướng nghề nghiệp trong giáo dục.

"Vai trò của giáo viên không chỉ dừng ở việc truyền đạt kiến thức mà cần phải nuôi dưỡng khát vọng nghề nghiệp của học sinh, giúp các em tự tin và chủ động theo đuổi đam mê", PGS.TS Chu Cẩm Thơ nêu quan điểm.

Là nhà giáo quan tâm đến việc thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, thầy Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng THPT Mạc Đĩnh Chi, Hải Phòng bày tỏ sự vui mừng khi được tham gia Hội thảo. Đồng thời mong muốn thời gian tới, trường sẽ lựa chọn các em học sinh đến tham quan trải nghiệm.

Cô Đặng Thị Thu Hà, giáo viên Công Nghệ và hoạt động trải nghiệm Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam xúc động chia sẻ về quá trình tiếp cận và giảng dạy STEM cho học sinh của mình. Cô Hà kể lại câu chuyện của một học sinh sau khi được cô hướng nghiệp đã quyết định theo đuổi ngành Kỹ thuật Hàng không, minh chứng rằng khi được hướng dẫn đúng cách, học sinh sẽ tìm thấy đam mê và mục tiêu rõ ràng.

z5987143674548-5600a2f492a6aa527a4884d834c46282.jpg
Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, ông Trần Công Tú - Nhà tài trợ, Công ty TNHH Dịch vụ Du học Du lịch TCT Group cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, đưa thêm nhiều học sinh đến tham quan, trải nghiệm tại các doanh nghiệp kỹ thuật hàng không, góp phần kết nối giữa nhà trường và nhu cầu thực tiễn từ thị trường lao động.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, các đại biểu đã có cơ hội tham quan trực tiếp các khu vực bảo trì, sửa chữa thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không AESC. Tại đây, các chuyên gia từ AESC giải thích chi tiết về ứng dụng của các môn học STEM như Vật lý, Hóa học và Toán học trong từng khía cạnh của kỹ thuật hàng không.

Các nhà quản lý giáo dục, giáo viên cũng có cơ hội tiếp xúc với quy trình sản xuất phụ tùng máy bay và hiểu thêm về các yêu cầu kỹ năng cũng như các chứng chỉ cần thiết để phát triển trong ngành.

z5987142233348-c847f7b8592e49c4eb8ef64c8123a4ce.jpg
Các đại biểu tham quan trực tiếp các khu vực bảo trì, sửa chữa thiết bị hàng không tại Công ty AESC

Hội thảo “Hướng nghiệp qua trải nghiệm STEM: Case study từ lĩnh vực Kỹ thuật hàng không” không chỉ là cơ hội tiếp cận kiến thức mà còn là hành trình truyền cảm hứng cho các bạn trẻ định hình rõ nét con đường nghề nghiệp tương lai.

Sự kiện đã mở ra những kết nối quan trọng giữa giáo dục STEM và ngành hàng không, mang đến cơ hội cho các em học sinh đam mê khám phá, sáng tạo và sẵn sàng chinh phục các lĩnh vực công nghệ cao.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.