Tích hợp giáo dục bảo tồn đại dương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sáng 23.10, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam kết hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) tổ chức hội thảo tham vấn kết quả đánh giá tình hình giáo dục bảo tồn đại dương.

Hội thảo nhằm tham vấn kết quả khảo sát ban đầu về tình hình bảo tồn biển - đại dương tại hai khu vực Cù Lào Chàm và Cần Giờ, đồng thời trao đổi về vấn đề liên quan đến lồng ghép, tích hợp về nội dung bảo tồn đại dương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018; lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia và những người trực tiếp tham gia vào quá trình bảo vệ môi trường biển, những nhà giáo dục; trao đổi về phương án và ý tưởng xây dựng bộ tài liệu giáo dục bảo tồn đại dương trong thời gian tới.

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: Dự án “Giáo dục bảo tồn đại dương” là sáng kiến của UNESCO, được giới thiệu tại Tuần lễ môi trường toàn cầu vào tháng 9.2024, nhằm cung cấp các công cụ và tài liệu giáo dục giúp các nhà giáo dục và học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường biển.

Trong thời gian qua, dự án đã thực hiện khảo sát tại hai khu vực điển hình là Cù Lao Chàm và Cần Giờ - những địa danh đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Những kết quả khảo sát này đã mang lại dữ liệu quý giá, giúp hiểu rõ hơn về tình hình thực tế và xây dựng nền tảng vững chắc cho các phương án giáo dục bảo tồn đại dương.

2asdasdsa-7277-4861.jpg
GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Bộ GD-ĐT

Theo GS.TS Lê Anh Vinh, hiện nay, chúng ta đang sống trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra có nhiều diễn biến khó lường. Những tác động của biến đổi khí hậu, như mực nước biển dâng cao, thời tiết cực đoan và sự xói mòn bờ biển, đang đặt ra những thách thức lớn cho môi trường và cuộc sống của người dân. Đại dương không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc điều hòa khí hậu và bảo vệ sự đa dạng sinh học. Đặc biệt, Việt Nam là đất nước có bờ biển dài và hệ sinh thái phong phú. Trước thực trạng này, bảo vệ đại dương trở thành một nhiệm vụ cấp bách không chỉ dành cho các nhà nghiên cứu và nhà quản lý, mà nội dung này cần được tích hợp vào hệ thống giáo dục.

“Việc trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức và kỹ năng về bảo tồn đại dương sẽ giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và góp phần vào các nỗ lực bảo tồn bền vững trong tương lai”, GS.TS Lê Anh Vinh chia sẻ.

Phát biểu tại hội thảo, bà Miki Nozawa, Trưởng ban Giáo dục, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cho biết: Sáng kiến mới với tên gọi “Bảo tồn Đại dương của Chúng ta: Xây dựng Mối quan hệ lành mạnh với đại dương”, là một phần trong cam kết của UNESCO với tư cách là cơ quan hàng đầu của Liên hợp quốc về Giáo dục vì Phát triển bền vững, với mục tiêu chuyển đổi giáo dục để ứng phó với những thách thức cấp bách mà hành tinh đang phải đối mặt.

Điểm đặc biệt của dự án, đó là nhấn mạnh sự hợp tác giữa các đối tác, các bên liên quan khác nhau từ nhiều tầng lớp xã hội, bao gồm các nhà giáo dục và những người phụ trách công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý hệ sinh thái bền vững; thúc đẩy trao đổi và hợp tác quốc tế. Đồng thời, dự án tập trung vào các chương trình giáo dục mang tính trải nghiệm thực tế và phản ánh thực tế, đảm bảo người học không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn có khả năng đưa ra quyết định dựa trên hành động cụ thể, phù hợp với cách tiếp cận mới trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Gắn trách nhiệm của từng cá nhân với nhiệm vụ của toàn cầu

Tại hội thảo, đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày báo cáo về cơ hội tích hợp giáo dục bảo tồn đại dương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở Việt Nam gồm tích hợp trong chương trình môn học, chương trình giáo dục địa phương, trong các hoạt động trải nghiệm và thực trạng giáo dục bảo tồn khu dự trữ sinh quyển tại Cù Lao Chàm và Cần Giờ.

Đánh giá cao mục đích của dự án, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Kết quả tích cực của dự án sẽ góp phần không nhỏ trong thực hiện Điều 153 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17.11.2020. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của Bộ GDĐT và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quy định nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

6fasdas-9100-4424.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Bộ GD-ĐT

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ mong muốn dự án có sự lan tỏa lớn hơn nữa, tìm hiểu sâu về thể chế, thực hiện tốt từng việc nhỏ, làm sao để tạo động lực cho mỗi người tham gia, gắn trách nhiệm của từng cá nhân với nhiệm vụ của toàn cầu, giải quyết 3 vấn đề cấp bách là biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học.

Phó vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GD-ĐT Trần Nam Tú đánh giá cao sáng kiến của UNESCO và nhóm nghiên cứu trong việc góp phần bảo vệ môi trường sống của nhân loại. Theo ông Trần Nam Tú, dự án cần mở rộng đối tượng không chỉ là học sinh, sinh viên, mà còn tác động đến giáo viên và phụ huynh, với những phương pháp, nội dung phù hợp để nâng cao hiệu quả và có tác động lâu dài, bền vững.

Đại diện UNESCO cũng cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, với mục đích phổ biến những nội dung quan trọng và cốt lõi nhất trong nhà trường, để thuận lợi cho giáo viên và tăng hiệu quả của dự án. Sự chung tay của tất cả các Bộ, ban, ngành sẽ góp phần quan trọng bảo vệ và giữ gìn đại dương xanh cho thế hệ mai sau.

Giáo dục

33.000 tỷ đồng xã hội hóa kiên cố hóa trường học: Cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
Giáo dục

33.000 tỷ đồng xã hội hóa kiên cố hóa trường học: Cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư

Bộ GD-ĐT đã gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chính Phủ, đề nghị nghiên cứu và sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến Xã hội hóa (XHH) giáo dục, cụ thể là Nghị định 69/2008/NĐ-CP về khuyến khích XHH, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Cần bổ sung thêm các chính sách ưu đãi rõ ràng về thuế, tín dụng và đất đai để thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.

Phát triển Toán học: Cần thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, giảng dạy
Giáo dục

Phát triển Toán học: Cần thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, giảng dạy

Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030 cần tiếp tục nghiên cứu, tạo sân chơi cho các nhà khoa học, đặc biệt là nhà khoa học trẻ. Chú trọng thu hút các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài về Việt Nam tham gia nghiên cứu, giảng dạy.

Sinh viên Trường CĐ Kỹ Nghệ II và trường CĐ Xây dựng số 01 được vinh danh. Ảnh: Trần An
Giáo dục

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II được vinh danh tại cuộc thi Gefe Business Challenge

Tại Diễn đàn và Triển lãm kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) diễn ra từ ngày 21 đến 23.10 tại TP. Hồ Chí Minh, Trường CĐ Kỹ Nghệ II – HVCT đã được vinh danh vì đã mang đến sự kiện nhiều trải nghiệm thú vị dành cho khách tham quan về thiết bị thực tế ảo và giải pháp kỹ thuật liên quan đến ngành Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải. Đây là sáng kiến của Khoa Bảo hộ lao động và Môi trường của Nhà trường và trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cũng là một trong số ít trường CĐ-ĐH vinh dự được tham gia. 

Học sinh EQuest đoạt học bổng toàn phần của Chính phủ Singapore
Giáo dục

Học sinh EQuest đoạt học bổng toàn phần của Chính phủ Singapore

Theo đó, học sinh Đào Khánh Nam - lớp 9 Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội (thuộc Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội, thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần trị giá 03 tỷ đồng từ Trường THPT Chuyên Toán và Khoa học NUS (NUS High School of Mathematics and Science - NUSH), trực thuộc Đại học Quốc gia Singapore - trường đại học Top 01 Châu Á và Top 15 Thế giới.

Đại sứ Australia tại Việt Nam thăm và chia sẻ cùng giảng viên, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Đại sứ Australia tại Việt Nam thăm và chia sẻ cùng giảng viên, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân

Ngày 22.10, ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam đã tới thăm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và có bài chia sẻ về chủ đề: “Chiến lược kinh tế trong bối cảnh ASEAN và quan hệ Việt Nam - Australia: Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế”.

TP. Hồ Chí Minh: Chấn chỉnh việc thu, chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Chấn chỉnh việc thu, chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và hiệu trưởng các trường (bị phản ánh) tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và người đứng đầu đơn vị để giải trình, phân tích, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể và đề xuất biện pháp xử lý nghiêm.

Vanuatu muốn gửi học sinh, sinh viên sang Việt Nam học tập
Giáo dục

Vanuatu muốn gửi học sinh, sinh viên sang Việt Nam học tập

Bộ GD-ĐT Vanuatu mong muốn tìm hiểu và học hỏi về những lĩnh vực đào tạo thế mạnh của Việt Nam như nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và y tế. Đồng thời, Vanuatu cũng mong muốn gửi học sinh, sinh viên sang học tập tại Việt Nam.