Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Sáng 24.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp.

Tham dự có: Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án Nhân dân Tối cao…

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe Tờ trình dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và dự án Luật Dẫn độ.

2.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức

Theo Tờ trình dự án Luật, Luật Tương trợ tư pháp được Quốc hội Khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ Hai ngày 21.11.2007, có hiệu lực kể từ 1.7.2008. Qua hơn 15 năm triển khai thực hiện Luật Tương trợ tư pháp, quy định về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù trong Luật Tương trợ tư pháp đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

Luật Tương trợ tư pháp điều chỉnh chung cả 4 lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù nhưng mỗi lĩnh vực lại có đối tượng, phạm vi điều chỉnh với tính chất đặc thù riêng, mục đích và nguyên tắc hợp tác khác nhau.

3.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức

Chủ thể yêu cầu, chủ thể thực hiện, trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp trong từng lĩnh vực hoàn toàn độc lập và khác nhau.

Từ phương diện quản lý nhà nước, đại diện Bộ Công an nhấn mạnh, Luật Tương trợ tư pháp quy định giao Bộ Tư pháp làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước chung, nhưng như trên đã đề cập mỗi lĩnh vực có đặc thù, nguyên tắc riêng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục độc lập dẫn đến thực tiễn việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan gặp bất cập, vướng mắc.

5.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Trần Hồng Nguyên phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật cho biết, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tương trợ tư pháp được thực hiện chủ yếu thông qua các điều ước quốc tế. Theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và Luật Điều ước quốc tế năm 2016 thì từng bộ, ngành (Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) chủ trì đề xuất ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực được giao phụ trách.

Hiện nay, việc ký kết các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp được tách riêng từng lĩnh vực độc lập, không điều chỉnh đa lĩnh vực như trước đây. Việc tách Luật Tương trợ tư pháp, giao nhiệm vụ cơ quan đầu mối trong từng lĩnh vực cũng phù hợp với công tác ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà các bộ, ngành đang chủ trì.

Luật Tương trợ tư pháp hiện hành chưa quy định cụ thể toàn diện các vấn đề liên quan đến chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Do vậy, cần được quy định trong luật một cách cụ thể, chi tiết.

Việc thiếu các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù đã làm giảm hiệu quả hợp tác quốc tế trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù thời gian qua.

6.jpg
ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Minh Hiếu phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Bên cạnh đó, Luật Tương trợ tư pháp được ban hành cách đây hơn 15 năm nên một số quy định không còn phù hợp với các quy định của một số luật mới ban hành.

Luật Tương trợ tư pháp quy định tương trợ tư pháp nói chung và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù áp dụng theo điều ước quốc tế; trường hợp không có điều ước quốc tế thì áp dụng nguyên tắc có đi có lại và pháp luật trong nước.

Chính vì vậy, sự phù hợp giữa quy định của pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là rất quan trọng. Điều này có ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

Tuy nhiên, qua rà soát nhận thấy một số quy định của Luật Tương trợ tư pháp không phù với pháp luật và thông lệ quốc tế, các hiệp định về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà Việt Nam đã ký kết.

Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo nêu rõ, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, việc xây dựng dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là cần thiết.

Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đại diện Bộ Công an cho biết, dự thảo quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong hoạt động tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù với Việt Nam.

Cho ý kiến về dự án Luật, Thường trực Ủy ban Tư pháp và Pháp luật tán thành với sự cần thiết xây dựng dự án Luật với những lý do được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Đại diện Bộ Công an phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Đại diện Bộ Công an phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Ủy viên là ĐBQH chuyên trách hoạt động tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Minh Hiếu cho biết, việc xây dựng dự án Luật trên cơ sở tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý riêng điều chỉnh lĩnh vực đặc thù về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, qua đó, thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, tăng cường hội nhập quốc tế, khắc phục những hạn chế, bất cập qua hơn 16 năm thi hành các quy định của Luật hiện hành về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, tiếp tục nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật có liên quan.

Thường trực Ủy ban Tư pháp và Pháp luật thấy rằng, hồ sơ dự án Luật đã đầy đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 1, Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Cơ quan chủ trì soạn thảo đã chuẩn bị Bản thuyết minh nội dung dự thảo Luật, bản so sánh quy định của Luật Tương trợ tư pháp và quy định của dự thảo Luật, bản rà soát quy định của dự thảo Luật với 96 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thuận lợi cho việc nghiên cứu, tham gia ý kiến về các nội dung của dự thảo Luật và đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật.

Các đại biểu đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã chuẩn bị hồ sơ dự án Luật đầy đủ, kỹ lưỡng, đáp ứng yêu cầu và gửi hồ sơ dự án Luật sang các cơ quan của Quốc hội rất sớm.

Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến về hồ sơ dự án Luật, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật và một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật như: áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; kinh phí chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tính thống nhất của dự án Luật với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan…

Tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Trần Hồng Nguyên cho biết, Thường trực Ủy ban sẽ tiếp thu nhằm hoàn thiện báo cáo thẩm tra; đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, giải trình những vấn đề được các đại biểu cho ý kiến tại phiên họp này.

Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 31.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Nỗ lực, quyết tâm cao nhất hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp

Cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Kỳ họp khai mạc sớm hơn thường lệ, do đó, Chính phủ và các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo
Chính trị

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Ngày 31.3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo".

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, tặng quà nhân chứng lịch sử, gia đình chính sách tại Phú Yên
Chính trị

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, tặng quà nhân chứng lịch sử, gia đình chính sách tại Phú Yên

Ngày 31.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng lãnh đạo tỉnh Phú Yên thăm và tặng quà cho một số nhân chứng lịch sử; gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên (1.4.1975 - 1.4.2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bình Định
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30.3, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh (31.3.1975 - 31.3.2025). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải... dự Lễ kỷ niệm.