Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ

Sáng 23.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cao Huy; Thường trực Ủy ban Pháp luật; đại diện Thường trực một số Ủy ban của Quốc hội; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Trình bày tóm tắt Tờ trình về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết.

a1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp

Bộ trưởng cũng cho biết, dự thảo Luật bố cục thành gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, 101 điều so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Các quy định trong dự thảo Luật tập trung vào 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật. Thứ nhất, tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành pháp luật; phân định rõ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản dưới luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Thứ hai, bổ sung hình thức nghị quyết quy phạm pháp luật của Chính phủ. Thứ ba, đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội. Thứ tư, đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thứ năm, đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo. Thứ sáu, quy định việc chịu trách nhiệm đến cùng của các cơ quan trình dự án luật. Thứ bảy, hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cho rằng việc sửa đổi Luật lần này nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm túc quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tạo dựng khung khổ pháp lý, kịp thời tháo gỡ nhanh những vướng mắc, bất cập về thể chế.

a2.jpg
Quang cảnh phiên họp

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là với các dự án luật khác được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 và các luật khác có liên quan đến tổ chức bộ máy của các cơ quan.

Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn mối quan hệ giữa quy trình chính sách và quy trình soạn thảo; nghiên cứu, thiết kế các quy định về quá trình thẩm tra, thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết để vừa tạo sự chủ động, linh hoạt cho cơ quan trình nhưng vẫn đủ thời gian cho các hoạt động khác như thẩm tra, lấy ý kiến...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy phát biểu

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy phát biểu

+ Theo Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, dự thảo Nghị quyết gồm 16 Điều, quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước bao gồm: nguyên tắc; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền; tên gọi của cơ quan, chức danh có thẩm quyền; thực hiện thủ tục hành chính; xác định cơ quan thực hiện giám sát, kiểm sát, kiểm tra; hoạt động tố tụng, thi hành án; thực hiện chức năng thanh tra; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; về các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết; giấy tờ, văn bản đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp, ban hành; sử dụng con dấu; rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và xử lý các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung phát biểu

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung phát biểu

Nghị quyết áp dụng trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; điều chỉnh tên gọi; thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức; chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Các ý kiến tại phiên họp tán thành sự cần thiết trình Quốc hội ban hành Nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý để toàn hệ thống các cơ quan nhà nước có thể tiếp tục hoạt động một cách liên tục, bình thường trước, trong và sau quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Các đại biểu dự phiên họp

Các đại biểu dự phiên họp

Có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát các vấn đề có thể phát sinh sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt là những nội dung liên quan đến thẩm quyền quyết định một số nội dung cụ thể của chức danh, người có thẩm quyền hoặc thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tư pháp và các cơ quan của Chính phủ trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết đầy đủ thành phần tài liệu theo quy định, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu

Trên cơ sở ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, tiếp thu, nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn chỉnh dự thảo Luật, dự thảo Nghị quyết bảo đảm chất lượng, đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lưu ý, cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và yêu cầu, kết luận của Bộ Chính trị, thể hiện rõ quan điểm đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định mang tính nguyên tắc vào Chương quy định chung để kiểm soát quy trình xây dựng pháp luật; rà soát quy định về thời hạn gửi hồ sơ để thẩm tra; quy định cụ thể về trường hợp các cơ quan trình luật, bảo đảm kiểm soát chất lượng các dự án luật.

Liên quan tới dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, các ý kiến nhất trí cao sự cần thiết ban hành cũng như nhiều nội dung cơ bản tại dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát, làm rõ hơn phương án hoàn thiện đối với một số nội dung trọng tâm được nêu tại phiên họp; nghiên cứu quy định về thời hạn áp dụng thực hiện Nghị quyết, thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã gặp gỡ 11 đơn vị phối hợp tổ chức tốt Hội nghị APF.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Đoàn nghị sĩ Pháp do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pháp Bruno Fuchs làm Trưởng đoàn. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu và Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), chiều 22.1, tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia Ouch Borithp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ 2 dự án Luật

Chiều 22.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo Vital Kamerhe.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở Đắk Lắk
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở Đắk Lắk

Ngày 21.1, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K'đăm làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết đồng bào ở xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk. Cùng đi có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ

Ngày 22.1, tại TP. Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dẫn đầu đoàn đại biểu tham quan thực tế tại Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An; Hợp tác xã Nông trại xanh - New Green Farm và Sông Hậu Fram.

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ

Lời Tòa soạn: Chiều 22.1, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) đã diễn ra tại TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và APF. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) - một trong hai cơ chế quan trọng nhất của APF (sau Đại hội đồng tổ chức vào tháng 7). Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, là hoạt động đầu tiên của APF sau khi Cộng đồng Pháp ngữ tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 19 tại Paris, Pháp vào tháng 10.2024, qua đó, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của APF và Cộng đồng Pháp ngữ. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dự Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chiều nay, 22.1, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) sẽ diễn ra tại TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và APF. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc tại Trường Đại học Nam Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc tại Trường Đại học Nam Cần Thơ

Trong chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, sáng nay, 22.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến thăm, làm việc và chúc Tết tại Trường Đại học Nam Cần Thơ - một trong những cơ sở giáo dục đại học uy tín, "địa chỉ" đào tạo nghề y được công nhận, là tiền đề để sinh viên được thi bác sĩ nội trú Hoa Kỳ, trở thành sinh viên y khoa quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc với trường Đại học Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc với Trường Đại học Cần Thơ

Sáng nay, 22.1, nhân chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã thăm, làm việc và chúc Tết tại Trường Đại học Cần Thơ - cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.