Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đối thoại với sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước năm 2023

Sáng 23.5, tại Hà Nội, Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức Chương trình đối thoại với hội viên, sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước với mục đích lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải đáp thắc mắc, tiếp thu những đề xuất, kiến nghị, hiến kế của hội viên, sinh viên trong và ngoài nước.

Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đối thoại với sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước năm 2023 -0
Chương trình được diễn ra với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

Chương trình là hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, là dịp để hội viên, sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước bày tỏ nguyện vọng, đóng góp ý kiến, suy nghĩ, sáng kiến của mình về công tác Hội và phong trào sinh viên. Mặt khác, Chương trình cũng cung cấp thông tin, chia sẻ với sinh viên về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chương trình, hoạt động của Hội trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng sinh viên; giải đáp các trăn trở của cán bộ Hội, hội viên, sinh viên với cách thức trẻ trung, hấp dẫn, gần gũi với hội viên, sinh viên.

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Trung ương Đoàn, fanpage Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 7.600 câu hỏi của hội viên, sinh viên trong và ngoài nước gửi tới Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đối thoại với sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước năm 2023 -0
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại Chương trình, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết chia sẻ, từ lâu, công tác theo dõi, bám sát tình hình hội viên, sinh viên được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam triển khai thường xuyên, liên tục, tuy nhiên công tác nắm bắt thông tin của hội viên, sinh viên, cơ sở Hội thường thông qua báo cáo, các tin bài tuyên truyền,… Vì vậy, Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam vẫn luôn trăn trở về việc tổ chức một diễn đàn để sinh viên, hội viên trên cả nước có cơ hội được trao đổi, giao lưu trực tiếp với Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam mong muốn, các bạn sinh viên, hội viên, cán bộ Hội gợi mở thêm những vấn đề mới, những hiến kế mới cho Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam bàn luận, tiếp thu đưa vào phương hướng của Hội Sinh viên Việt Nam trong tương lai và gần nhất có thể sẽ chọn lọc và đưa vào Văn kiện Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đối thoại với sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước năm 2023 -0
Chương trình đối thoại trực tuyến với cán bộ Hội và sinh viên tại hơn 8.000 điểm cầu 
Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đối thoại với sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước năm 2023 -0

Tại Chương trình, các sinh viên đã tập trung đối thoại về các vấn để như: Công tác triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt”. Xu hướng chuyển đổi số trong công tác Hội và phong trào sinh viên. Sinh viên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mạng xã hội. Hoạt động tình nguyện trong sinh viên; hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp, học tập nghiên, cứu khoa học của sinh viên; hội nhập quốc tế. Công tác chăm lo, hỗ trợ sinh viên. Công tác phát triển tổ chức Hội Sinh viên ở nước ngoài…

Ngoài ra, các bạn sinh viên và Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cũng trao đổi về các vấn đề nổi cộm mà sinh viên cần nhìn nhận để có giải pháp khắc phục như: Văn hoá ứng xử trên mạng xã hội, sức khỏe tâm thần, tệ nạn xã hội và nhiều vấn đề khác…

Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đối thoại với sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước năm 2023 -0
Các bạn sinh viên tham gia đối thoại tại điểm cầu Trung ương Đoàn

Trả lời về những thắc mắc của sinh viên về hoạt động công tác Hội, trong đó có công tác tuyên truyền, định hướng khát vọng, lý tưởng sống cao đẹp cho sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết chia sẻ, những năm qua Hội Sinh viên Việt Nam đã có các hoạt động thiết thực như chương trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã tiến hành xây dựng 5 cột cờ Tổ quốc tại các đảo Lý Sơn, Trần, Cù Lao Xanh, Phú Quý, Hòn La. Đây là công trình tiêu biểu của Hội Sinh viên Việt Nam trong việc giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khẳng định chủ quyền trên biển của Việt Nam; đồng thời các cột cờ cũng trở thành một thắng cảnh thu hút nhiều du khách và người dân địa phương tới tham quan, tổ chức hoạt động cộng đồng… Qua những hoạt động đó, chúng tôi đã trau dồi thêm tình yêu quê hương đất nước, tình yêu với biển đảo quê hương cho các bạn sinh viên, thanh niên Việt Nam. Tôi mong rằng, thời gian tới, Hội Sinh viên các cấp sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình như Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc...”.

Trả lời câu hỏi về việc chuyển đổi số trong các hoạt động của Hội, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Bá Cát cho biết, trong xu thế chuyển đổi số, Hội sinh viên Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi số trong hoạt động của Hội. Chúng tôi cũng cung cấp cho các sinh viên, tổ chức Hội sinh viên các cấp những dữ liệu, môi trường và ứng dụng số, các kênh thông tin, diễn đàn để ứng dụng công nghệ vào việc học tập và công tác hội…

Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đối thoại với sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước năm 2023 -0
Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Bá Cát trả lời những thắc mắc của các hội viên

Tại Chương trình Thường trực Trung ương Hội Sinh Viên Việt Nam cũng có những trao đổi về những đóng góp của sinh viên đối với sự phát triển của đất nước; những khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc và những kỳ vọng sinh viên Việt Nam đối với Hội Sinh viên trong nhiệm kỳ tới; nắm bắt những khó khăn, thử thách của sinh viên trong đời sống, học tập; những xu hướng nổi bật trong đời sống sinh viên hiện nay.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.