Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát tại huyện Lương Tài

Sáng 28.11, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh do Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang làm trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND huyện Lương Tài về tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2025.

Kinh tế có nhiều điểm khởi sắc

Báo cáo về kết quả kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện năm 2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Tài Hoàng Văn Trường cho biết, năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Việc thực hiện nhiệm vụ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Song, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, sự giám sát của HĐND huyện, sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện; sự tập trung tổ chức thực hiện của các ngành, các địa phương; cùng với sự đồng tình ủng hộ tích cực của nhân dân, doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đạt kết quả khá tích cực.

8ac47cd8008abad4e39b.jpg
Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh làm việc với UBND huyện Lương Tài. Ảnh: Hải Yến

Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.909,508 tỷ đồng (theo giá hiện hành), đạt 114,8% kế hoạch (KH), bằng 104,7% so với năm 2023. Giá trị 1ha canh tác trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 200,8 triệu đồng/năm, đạt 105,4% KH, bằng 100,9% so với năm 2023. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt: 53.693 tấn, đạt 92,6% KH, bằng 90,8% so với năm 2023. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 723,492 tỷ đồng (theo giá hiện hành), đạt 112,6% KH, bằng 88,2% so với năm 2023.

e56ba54cd91e63403a0f.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Hải Yến

Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 173,393 tỷ đồng, đạt 81,5% kế hoạch, bằng 115% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 856,336 tỷ đồng, đạt 112,6% KH, bằng 102% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả rà soát theo tiêu chuẩn nghèo của Trung ương: hộ nghèo 0%; hộ cận nghèo 1,23%; hộ có mức sống trung bình 1,09%; theo chuẩn nghèo của tỉnh: hộ nghèo 0%; hộ cận nghèo 1,62%; hộ có mức sống trung bình 1,37%.

97% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 90% số làng đạt danh hiệu làng văn hóa; 93% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Về tình hình phát triển kinh tế năm 2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Tài Hoàng Văn Trường chia sẻ, huyện Lương Tài đã tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, tưới tiêu chủ động, gieo cấy lúa và cây màu tập trung, nhanh gọn, hoàn thành tiến độ gieo cấy lúa vụ xuân theo kế hoạch.

5d335d1621449b1ac255.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Tài Hoàng Văn Trường báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội. Ảnh: Hải Yến

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án được chỉ đạo quyết liệt, nhất là các dự án hạ tầng giao thông, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục được đẩy mạnh.

Song song với đó, tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc tồn đọng kéo dài, phức tạp; kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh; thường xuyên rà soát, làm việc với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn về giải quyết đơn thư. Tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tỷ lệ điều tra phá án đạt 100%; tai nạn giao thông được kìm chế.

1a5c8472f820427e1b31.jpg
Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc giám sát. Ảnh: Hải Yến

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn tồn tại một số khó khăn. Về lĩnh vực phát triển kinh tế, cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông nghiệp và các mặt đời sống của nhân dân. Việc triển khai xây dựng kế hoạch nông thôn mới nâng cao khó khăn.

Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, cơ sở vật chất của một số đơn vị trường học còn nhiều khó khăn, trang thiết bị dạy học hiện đại còn thiếu; một số nhà văn hoá thôn xuống cấp, quy mô chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Dồn lực cho các giải pháp trọng tâm năm 2025

Tiếp thu những ý kiến của đại diện huyện, thay mặt Đoàn giám sát, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang đánh giá cao những nỗ lực và công tác chuẩn bị UBND huyện Lương Tài.

Có thể thấy rằng, để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 theo Nghị quyết của HĐND huyện, ngay từ đầu năm, UBND huyện Lương Tài đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích cực triển khai thực hiện các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa kinh tế của huyện ngày càng khởi sắc.

f4bf00977cc5c69b9fd4.jpg
Chủ tịch UBND huyện Lương Tài Nguyễn Văn Long đưa ra những đề xuất, kiến nghị.
Ảnh: Hải Yến

Tuy nhiên, qua nghiên cứu tài liệu, trao đổi và nắm bắt tình hình thực tế nhận thấy tiến độ triển khai các dự án đấu giá quyền sử dụng đất gặp nhiều vướng mắc dẫn đến thu tiền sử dụng đất không đạt dự toán giao. Một số dự án chậm tiến độ do công tác chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc. Sản phẩm nông nghiệp còn mang tính tự phát, chưa có nhiều sản phẩm mang tính hàng hóa. Triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao chưa đạt như kỳ vọng.

cce0ed8b20d99a87c3c8.jpg
Bí thư Huyện uỷ Lương Tài Đỗ Đình Hữu phát biểu tại cuộc giám sát. Ảnh: Hải Yến

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở một vài nơi chưa phát huy hiệu quả và công năng hoạt động cũng như mục đích sử dụng. Số đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn có chiều hướng tăng; thực hiện các kết luận, quyết định sau thanh tra ở một số địa phương còn hạn chế.

Về cơ bản Đoàn giám sát thống nhất với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà UBND huyện đã đề ra. Thời gian tới, đề nghị cấp uỷ và chính quyền các cấp của huyện Lương Tài quan tâm một số nội dung.

Theo đó, đề nghị Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy chỉ đạo rà soát lại các chỉ tiêu nhiệm kỳ Đại hội và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 chưa đạt, đạt kết quả thấp và những vấn đề tồn tại, hạn chế mà các đại biểu tỉnh đã nêu. Chủ động tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành chủ trương, chính sách để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

fb4eae5f3d0d8753de1c.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang kết luận giám sát. Ảnh: Hải Yến

Nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương, của cơ quan, đơn vị; tạo sự chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên môi trường... Triển khai thực hiện nghiêm túc kết luận số 739, 740 và 745 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng xây dựng và hoạt động của các cấp chính quyền. Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc tồn đọng kéo dài, phức tạp; kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh; thường xuyên rà soát, làm việc với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn về giải quyết đơn thư.

Đặc biệt, tiếp tục chỉ đạo triển khai kế hoạch xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” và công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn huyện, công tác quân sự địa phương, duy trì tốt chế độ thường trực, công tác huấn luyện, giáo dục quốc phòng an ninh và hoàn thành tốt chỉ tiêu giao quân năm 2025.

Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2025 của huyện Lương Tài: Giá trị sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản dự kiến đạt 197,5 triệu đồng/ha/năm (theo giá hiện hành). Giá trị sản xuất nông nghiệp dự kiến đạt 1.760,556 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tổng sản lượng cây lương thực có hạt dự kiến 57.922 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản dự kiến 682,634 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Xã Trung Kênh phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2025. Thu ngân sách Nhà nước dự kiến đạt 152,788 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 1.067,546 tỷ đồng. 97% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 90% số làng đạt danh hiệu làng văn hóa; 94% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân.

Hội đồng nhân dân

Quang Châu - Khu công nghiệp lớn và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Giang với quy mô 516ha
Diễn đàn

Động lực, tầm nhìn trong kỷ nguyên mới

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là bước đi chiến lược nhằm tái thiết không gian phát triển, tăng liên kết vùng và tạo nên một cực tăng trưởng mới ở phía Đông Bắc Thủ đô. Tỉnh Bắc Ninh (mới) - với vị trí đắc địa, quy mô kinh tế top 5 cả nước và tiềm lực công nghiệp mạnh mẽ đang đứng trước thời cơ “vàng” để trở thành trung tâm sản xuất, dịch vụ và trung chuyển của Việt Nam và khu vực. Đây là sự cộng hưởng của động lực, tầm nhìn và khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Khát vọng kỳ tích sông Cầu
Diễn đàn

Khát vọng kỳ tích sông Cầu

Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Tên gọi Bắc Ninh của tỉnh mới không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa - lịch sử, mang ý nghĩa thiêng liêng, cội nguồn mà còn là thương hiệu mạnh, có tính nhận diện cao. Đặc biệt, việc đặt trung tâm hành chính mới tại thành phố Bắc Giang sẽ tạo dư địa phát triển bứt phá, tầm nhìn dài hạn tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh Bắc Ninh (mới) trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, với khát vọng tạo dấu ấn kỳ tích sông Cầu.

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá
Diễn đàn

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá

Tại Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề) vừa được tổ chức sáng 25.4, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Giang năm 2025; Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Đây là 2 nội dung mang tính lịch sử, mở rộng không gian, tạo lợi thế so sánh và dư địa phát triển mới, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo bứt phá trong phát triển thời gian tới.

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.

 Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
Chuyển động

Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long

Sau ½ ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự đề ra và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bày tỏ sự tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Qua đó, mở ra một chương mới cho sự phát triển của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Chủ tọa điều hành Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII
Hội đồng nhân dân

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị
Chuyển động

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị

Thường trực HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng làm trưởng đoàn giám sát vừa có cuộc làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X
Chuyển động

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy xem xét, quyết nghị một số nội dung cấp bách, quan trọng thuộc thẩm quyền, nhiều vấn đề cấp bách phục vụ nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Bí thư Tỉnh ủy Trần Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.