Thượng tôn Hiến pháp

Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Cách đây 78 năm, vào ngày 9.11.1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo xây dựng đã được Quốc hội Khoá I nhất trí thông qua.

Việc lấy ngày 9.11 làm Ngày Pháp luật Việt Nam là rất đúng đắn, thể hiện tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

104215-h1.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu: TTXVN

Quán triệt tư tưởng của Người, kế thừa các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, với nhiệm vụ thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, ý chí của Nhân dân, Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp chúng tôi cùng các chuyên gia, nhà khoa học, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức liên quan nỗ lực nghiên cứu, lấy ý kiến Nhân dân cả nước, giúp Ủy ban sửa đổi Hiến pháp do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị mà trực tiếp là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội Khoá XIII thông qua Hiến pháp năm 2013.

cac-dai-bieu-nhan-nut-thong-qua-hien-phap.jpg
Các đại biểu nhấn nút thông qua Hiến pháp năm 2013

Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ phát triển mới của Đất nước. Hiến pháp năm 2013 gồm 120 điều, mỗi điều đều “ có thần linh pháp quyền “. Thần linh pháp quyền, tinh thần thượng tôn Hiến pháp được thể hiện rõ nhất và mạnh mẽ nhất trong các quy định:

- Hiến pháp là Luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

- Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

- Các tổ chức của Đảng và đảng viên, các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức, cá nhân đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.

- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Trong những ngày gần đây, theo dõi phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí Lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; thảo luận của các đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến Hiến pháp, pháp luật và thể chế nói chung, tôi lại cảm nhận được tinh thần Hiến pháp sống động như trong những tháng, ngày nghiên cứu, biên tập và thảo luận dự thảo Hiến pháp năm 2013.

Có thể nói, trong thời gian qua, Hiến pháp được tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh. Trên cơ sở các quy định và tinh thần của Hiến pháp, Đất nước ta đã phát triển không ngừng, đạt được những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh, đối ngoại, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân…, tạo ra cơ hội to lớn và vững chắc để chuẩn bị bước sang Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn có văn bản của cơ quan nhà nước, còn có hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân cần phải được xem xét về tính hợp Hiến.

Hiện nay, cơ chế bảo vệ Hiến pháp của chúng ta còn phân tán, chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách, tập trung. Có những tình huống áp dụng quy định của Hiến pháp phát sinh cách hiểu khác nhau hoặc tranh luận về tính hợp Hiến của dự án luật trình Quốc hội nhưng các cơ quan, tổ chức, các đại biểu Quốc hội chưa sử dụng quyền của mình đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp để hiểu thống nhất.

Như tình huống mới đây là cuộc tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định tại dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), cụ thể là phân quyền về dự án đầu tư công mà thực chất là vốn đầu tư công (từ NSNN) có liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp hay không? Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội có thẩm quyền quyết định NSNN và phân bổ ngân sách Trung ương, trong đó có vốn đầu tư công.

Sau giải trình của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ĐBQH tuy thấy không tán thành nhưng cũng không đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích quy định có liên quan của Hiến pháp. Bên cạnh đó, một số trường hợp, việc thẩm định tính hợp Hiến trong các nội dung trình Quốc hội cũng còn đơn giản, hình thức.

Ngày Pháp luật Việt Nam 9.11 và tới đây đánh dấu 11 năm Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013 ( 28.11.2013 – 28.11.2024 ) nhắc nhở chúng ta không được quên tinh thần thượng tôn Hiến pháp.

Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ/trưởng đoàn các nước CLMV và Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM
Theo dòng sự kiện

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: "Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết... để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Thực chất, hiệu quả, góp phần thắt chặt quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Chính trị

Thực chất, hiệu quả, góp phần thắt chặt quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính trị

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết quan trọng với tựa đề “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, từ đó tạo ra một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith tại Nhà Quốc hội nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith ngày 11.9.2024
Chính trị

Củng cố lòng tin chiến lược, mở rộng hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Lào

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19.10. Đây là chuyến thăm chính thức CHDCND Lào đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp, thể hiện sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như giữa cá nhân Chủ tịch Quốc hội ta với Chủ tịch Quốc hội bạn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith tại Nhà Quốc hội trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith ngày 11.9.2024
Chính trị

Thể hiện tính sinh động của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự AIPA-45 từ ngày 17 - 19.10. Trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak, chuyến thăm và tham dự Đại hội đồng AIPA - 45 của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thể hiện tính sinh động của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà
Theo dòng sự kiện

Quốc hội Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm cho AIPA-45

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19.10. Trao đổi với báo chí trước thềm chuyến thăm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại LÊ THU HÀ cho biết, thông qua việc chủ động, tích cực tham gia đóng góp thực chất vào nội dung của AIPA thể hiện sự ủng hộ của Quốc hội Việt Nam đối với Quốc hội Lào đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN/AIPA và tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-45.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 – 2024).

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ
Chính trị

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30.9 đến ngày 7.10.2024.

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung
Chính trị

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung

Tối 28.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez cùng Phu nhân.