Thưởng thức miễn phí nhiều phim đoạt giải thưởng về Hà Nội

Chương trình phim chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) sẽ giới thiệu 9 bộ phim về Hà Nội. Trong đó, có 4 phim truyện đoạt nhiều giải thưởng gồm: Truyện cổ tích cho tuổi 17, Em bé Hà Nội, Hà Nội mùa đông 46, Long thành cầm giả ca.

Với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, HANIFF VII diễn ra từ ngày 7 - 11.11, cùng chuỗi hoạt động phong phú, trong đó Chương trình phim kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô sẽ đem đến cho công chúng 9 bộ phim đặc sắc về Hà Nội.

Em bé Hà Nội của đạo diễn, NSND Hải Ninh là một trong bốn phim truyện đoạt nhiều giải thưởng sẽ được chiếu dịp này. Phim có bối cảnh giữa những ngày tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, sau khi mất gia đình trong những đợt Mỹ đánh bom, một cô bé người Hà Nội lên đường tìm người cha chiến sĩ của mình.

3kksj-15668977926851241080703.jpg
"Em bé Hà Nội" mang những giá trị đặc biệt với Thủ đô Hà Nội. Nguồn: TL

Em bé Hà Nội mang những giá trị lịch sử, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội khi phim được thực hiện ngay trên phố Khâm Thiên, nơi hầu như đã bị đổ nát hoàn toàn sau 12 ngày đêm chịu những trận bom B52 ác liệt của không quân Mỹ vào tháng 12.1972.

Đây cũng là một trong năm bộ phim của đạo diễn Hải Ninh được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (2007). Tại LHP Việt Nam lần 3 năm 1975, phim đạt Giải thưởng Bông Sen Vàng dành cho Phim truyện xuất sắc nhất; cùng các Giải thưởng Quay phim xuất sắc nhất, Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất; Nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Truyện cổ tích cho tuổi 17 (đạo diễn, NSƯT Nguyễn Xuân Sơn) bắt đầu với cô bé tên An. Khi đưa tiễn những chàng trai lên đường ra trận, cô nhặt được một cánh thư của một chiến sĩ tên Thái. Cô đã tìm đến địa chỉ nhà anh và gửi lá thư cho mẹ anh.

tq.jpg
Cảnh trong phim "Truyện cổ tích cho tuổi 17". Nguồn: TL

An mồ côi mẹ từ nhỏ, gia đình Thái lại chỉ duy nhất có người mẹ còn ở nhà. Như tìm được niềm an ủi, hai người thân thiết với nhau, mẹ Thái động viên cô viết thư cho Thái. Từ đây bắt đầu nảy sinh tình cảm của cô nữ sinh Hà Nội với người lính đang chiến đấu ngoài mặt trận.

Đây là bộ phim đã đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017. Tại LHP Việt Nam lần 8 năm 1988, ngoài Giải thưởng Bông Sen Vàng dành cho phim truyện xuất sắc nhất, Truyện cổ tích cho tuổi 17 còn đạt các giải thưởng: Đạo diễn xuất sắc nhất, Biên kịch xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Âm nhạc xuất sắc nhất.

Một trong những bộ phim nổi tiếng của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - Hà Nội mùa đông 46 cũng trở lại với khán giả Thủ đô trong khuôn khổ HANIFF VII. Phim nói về Hà Nội trước ngày toàn quốc kháng chiến, 19.12.1946; về khoảnh khắc lịch sử của Thủ đô trước khi bước vào cuộc chiến mà người dân và chính quyền cách mạng không hề mong muốn.

3552-cynh-trong-phim-ha-nyi-mua-yong-nym-46.jpg
Cảnh phim "Hà Nội mùa đông 46". Nguồn: TL

Hà Nội mùa đông 46 là một trong 4 bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (2007). Phim đạt Bông Sen Bạc cho phim truyện xuất sắc nhất tại LHP Việt Nam lần thứ 12 (1999); đạo diễn Đặng Nhật Minh đạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất; ngoài ra có Giải quay phim xuất sắc nhất, Âm nhạc xuất sắc nhất.

Long thành cầm giả ca được sản xuất nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, lấy bối cảnh lịch sử giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Chuyện phim xoay quanh chuyện tình diễm lệ của Tố Như (nhà thi hào Nguyễn Du) và Cầm, nàng ca kỹ xinh đẹp nổi danh thành Thăng Long.

sao-long-thanh-cam-gia-ca-12-nam-nguoi-qua-doi-nguoi-co-le-hau-ly-hon-4.jpg
Diễn viên Nhật Kim Anh trong vai nàng Cầm đạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Nguồn: vietbao.vn

Long thành cầm giả ca là một trong ba bộ phim của đạo diễn, NSND Đào Bá Sơn được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017, tại LHP Việt Nam lần thứ 17 (2011), phim được tặng Bằng khen của Ban giám khảo; cùng Giải thưởng Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất.

Tại Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2010, phim đạt Cánh Diều Vàng dành cho phim truyện xuất sắc; Biên kịch xuất sắc; Thiết kế mỹ thuật xuất sắc. Đặc biệt, tại LHP quốc tế Việt Nam lần thứ nhất - 2010 (VINIFF I), diễn viên Nhật Kim Anh trong vai nàng Cầm đã đạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Ngoài ra, Chương trình phim chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trong khuôn khổ HANIFF VII cũng sẽ chiếu phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai của đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy; cùng 4 phim hoạt hình: Nữ tướng Mê Linh, Sự tích đền Bạch Mã, Sự tích đền Voi Phục, Truyền thuyết gươm thần.

Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Tin ở giáo viên
Văn hóa - Thể thao

Tin ở giáo viên

Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10.1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được”.

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”
Giáo dục

Lan tỏa văn hóa đọc qua “Hội sách Kỹ Nghệ II”

“Hội sách Kỹ Nghệ II” do Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tổ chức từ ngày 19 - 21.11, nhằm lan tỏa văn hóa đọc tới hàng nghìn học sinh, sinh viên đang theo học tại trường.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.