Thượng đế không ở trong ấy
Hầu hết con người sinh ra đã theo một tôn giáo nào đó. Trẻ em theo tôn giáo của cha mẹ, một số cải đạo khi lớn lên. Người không tin bất kỳ đạo nào gọi là vô thần. Cơ bản tôn giáo dựa theo điều gì? Đa số tôn giáo nói về thượng đế, sự tồn tại của thượng đế và khuyên người ta nên tin vào thượng đế. Nhưng, không phải tất cả tôn giáo tin có thượng đế.
Không thể phủ nhận các tôn giáo phổ biến nhất thế giới tin thượng đế tồn tại như Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo. Không thể phủ nhận tôn giáo cho con người hy vọng và trông cậy về cảm xúc, tinh thần và tâm linh. Thời gian trôi qua, con người bắt đầu lao theo tôn giáo một cách quá nghiêm trọng, bắt đầu thánh chiến cứ như thánh thần là của riêng mình. Không có đạo nào chứng minh được sự tồn tại của thượng đế, mà chỉ nói về thượng đế. Dưới đây là một số tôn giáo không tin có thượng đế:
Tôn giáo nguyên thủy
![]() |
Là tôn giáo xuất hiện đầu tiên, trước mọi tôn giáo khác. Tôn giáo này sinh ra cơ bản do nhu cầu hỗ trợ về tình cảm, tinh thần và trí tuệ. Hình thức tôn giáo này có cùng người nguyên thủy. Trong tôn giáo nguyên thủy, con người tôn thờ linh hồn của hầu như mọi thứ. Mưa quá nhiều, họ cầu nguyện hồn mưa để ngăn chặn lũ lụt; sắp bị động vật tấn công, họ cầu nguyện hồn loài vật ấy để bình tâm và thoát nạn. Càng nhiều thế lực tai ương, họ cầu nguyện nhiều hơn và thêm nhiều đối tượng để cầu nguyện hơn. Ban sơ, tôn giáo không hề bắt đầu bằng khái niệm thượng đế. Tâm trí con người chưa phát triển hoàn hảo để suy nghĩ hoặc tìm thấy bất kỳ thứ chân lý siêu hình nào. Một người nhận mình hiểu biết linh hồn nhiều hơn sẽ dẫn dắt cộng đồng.
Phật giáo
![]() Tượng Phật cao 50m trong chùa Nhật Bản, ở xứ bồ đề Bodhgaya, Ấn Độ |
Ảnh: HAT |
Phật giáo thực sự là một trong những tôn giáo lâu đời nhất thế giới. Phổ biến ở Đông Nam Á, một phần ở Ấn Độ là nơi nguồn gốc thực của tôn giáo này. Phật giáo cuốn hút hầu hết ai tiếp xúc theo cách này hay cách khác. Chắc chắn, đa số con người đã biết nhiều câu chuyện về Đức Phật. Vì sự đau khổ của người xung quanh, ngài từ bỏ lối sống vương giả của mình. Nhưng rất ít người nhận thức được sự thật là Đức Phật không hề nói về thượng đế. Ngài kiên trì sự tĩnh tại siêu hình. Chưa người trần mắt thịt nào từng gặp gỡ thượng đế. Nếu không biết thượng đế thì chẳng có gì để nói về thượng đế. Ngoài ra, người ta nên tập trung giải phóng bản thân hoặc làm giảm đau khổ hơn là thờ phụng thượng đế. Giảng dạy của Đức Phật luôn hướng về giải phóng nhân loại khỏi đau khổ và giúp họ đạt Niết Bàn.
Kỳ Na giáo (đạo Jain)
Vô cùng nổi tiếng ở Ấn Độ và toàn cầu, Kỳ Na giáo lâu đời như Phật giáo, cũng phát triển từ sự bất bình với quyền lực hệ thống Vệ Đà, cũng có nguồn gốc Ấn Độ. Kỳ Na giáo được thành lập bởi các Tirthankara. Có tổng cộng 23 Tithankara, trong đó Tithankara cuối cùng còn gọi là Mahavira hay Vardhamana là nổi bật nhất. Sự thật thú vị là không Tithankara nào tuyên bố mình là thánh thần. Họ tin thế giới là vĩnh cửu, không có khởi đầu và kết thúc. Họ tôn thờ Jina, một người đã giải thoát, còn gọi là Param Devta. Ông toàn trí, thiêng liêng và đã tiêu diệt tất cả ác nghiệp của mình. Tín đồ cầu nguyện ông để được hạnh phúc, nhưng chấp nhận không được ơn ích gì, vì ông đã giải thoát, không vướng bận mọi cảm xúc nên không chịu bất cứ tác động nào. Với họ, đạo là để thực hành giáo lý của các Tithankara. Trong Kỳ Na giáo, khái niệm về thượng đế giảm xuống chỉ còn tính thiêng liêng.