Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023

Thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Tròn một năm sau Hội nghị Toàn quốc tổng kết hoạt động năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại miền Bắc do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, hôm qua, 21.2, đại diện Thường trực HĐND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lại được “hội ngộ” tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) xinh đẹp và hiếu khách. Điểm “gặp gỡ”, xuyên suốt trong các phát biểu tại hội nghị chính là vai trò quan trọng từ sự lan tỏa tinh thần đổi mới, trách nhiệm, vì dân của Quốc hội; sự tăng cường giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục như làn gió tươi mới, truyền cảm hứng để HĐND hoạt động ngày càng thực quyền, hiệu quả, thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Mục tiêu cao nhất là phục vụ nhân dân

Qua các báo cáo, phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu tại hội nghị cho thấy, hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2022 tiếp tục có nhiều đổi mới theo hướng vì dân, ngày càng thực chất, hiệu quả thiết thực.

Thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương -0
Toàn cảnh hội nghị Ảnh: Lâm Hiển

Đơn cử, như khẳng định của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký trong phát biểu chào mừng hội nghị: HĐND tỉnh Quảng Ninh có nhiều đổi mới trong tổ chức và hoạt động nhằm hiện thực hóa thể chế dân chủ, trở thành một phần quan trọng bậc nhất của quản trị địa phương. Nhất là trên các phương diện đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, quyết định những vấn đề mang tính địa phương, giám sát quyền lực nhà nước tại địa phương. HĐND tỉnh đã và đang thể hiện ngày càng rõ là một thiết chế cực kỳ quan trọng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là một bộ phận cấu thành của nền quản trị địa phương hiện đại, dân chủ, năng động, hiệu quả, chuyên nghiệp, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được trong phát biểu tại hội nghị cũng nhấn mạnh phương châm, mọi hoạt động của các cơ quan trong cấp ủy, chính quyền địa phương đều phải có sự phối hợp chặt chẽ, mục tiêu cao nhất là để phục vụ nhân dân.

Một nội dung HĐND nhiều địa phương quan tâm và tiếp tục kiến nghị tại hội nghị, đó là về công tác quy hoạch, bố trí chức danh Trưởng các Ban HĐND cho nhiệm kỳ tới để bảo đảm hiệu quả thiết thực trong hoạt động của các “công xưởng” của HĐND. Theo đó, cần có sự thống nhất trong toàn quốc về chức danh Trưởng các Ban HĐND tỉnh là đại biểu HĐND chuyên trách; đồng thời, kiến nghị Quốc hội đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư có chủ trương, hướng dẫn cụ thể hơn về việc cơ cấu cấp ủy đảm nhiệm các chức vụ Thường trực HĐND, lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh, bảo đảm thống nhất giữa các địa phương và tăng số lượng cấp ủy trong thành viên Thường trực và lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh để tương xứng với số lượng cấp ủy là thành viên UBND tỉnh và bảo đảm tiếng nói, vị thế trong các hoạt động, nhất là trong thực hiện chức năng giám sát. Kiến nghị này nhận được sự quan tâm, đồng tình của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phát biểu kết luận hội nghị, mở ra kỳ vọng chuyển biến tích cực cho nhiệm kỳ tới.

Chuyển biến tích cực trong hoạt động giám sát quyền lực

Năm 2022, phương thức tổ chức giám sát, tái giám sát của HĐND cấp tỉnh có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12.9.2022 về hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND. Như chia sẻ của Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn: Hà Nội là địa phương đầu tiên tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai nghiêm túc, sâu rộng Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 đến HĐND các quận, huyện, thị và các xã, thị trấn trên địa bàn toàn thành phố với gần 12.000 đại biểu tại các điểm cầu. Kết quả cho thấy, sau khi có Nghị quyết của UBTVQH, hoạt động giám sát, tái giám sát của HĐND các cấp đã ngày càng bài bản, thống nhất, lan tỏa và có những chuyển biến rõ nét, chuẩn hóa trong lựa chọn nội dung, vấn đề, xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện. HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp, điểm mới là nhiều nội dung trong đó có phụ lục các cam kết tiến độ, mốc thời gian hoàn thành giao UBND và phân công các Ban HĐND chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, giám sát đến khi ra kết quả cuối cùng.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp, gắn kết, nhất là trong hoạt động giám sát cũng được tăng cường. Chia sẻ kinh nghiệm phối hợp với các đoàn giám sát của Quốc hội trong thực hiện các chuyên đề giám sát của Quốc hội, UBTVQH và các cơ quan của Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cho biết: đối với nội dung giám sát đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, UBTVQH hội giao HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức giám sát và gửi báo cáo kết quả đến đoàn giám sát. Ngay sau khi nhận được kế hoạch giám sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát ngay từ giai đoạn thành lập đoàn giám sát và xây dựng kế hoạch giám sát; điều hòa bảo đảm cân đối giữa các ngành, lĩnh vực; điều hòa đối tượng giám sát tại các cơ quan, đơn vị và địa phương; hạn chế tối đa trùng lặp, chồng chéo về nội dung, thời gian, địa điểm giám sát. Những nội dung giám chuyên đề có tính chuyên môn cao, Thường trực giao các Ban HĐND tỉnh giám sát, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh để xây dựng và gửi báo cáo kết quả đến đoàn giám sát của Quốc hội, UBTVQH...

Truyền cảm hứng, giữ “lửa” cho hoạt động của HĐND

Những kết quả trên minh chứng rõ vai trò quan trọng từ sự lan tỏa tinh thần đổi mới, trách nhiệm, vì dân của Quốc hội và sự tăng cường giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với HĐND các cấp. Đây chính là điểm “gặp gỡ” xuyên suốt trong các phát biểu tại hội nghị.

Điển hình, đó là sự vào cuộc quyết liệt của UBTVQH với việc lần đầu tiên tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết hoạt động năm 2021 của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại 3 miền Bắc, Trung, Nam và 6 Hội nghị khu vực trong cả nước. Cùng với đó, UBTVQH đã ban hành nhiều văn bản, giải quyết 53 ý kiến, kiến nghị của các địa phương, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thể chế; nhất là ban hành Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 và Kế hoạch số 389/KH-UBTVQH5 tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của HĐND, nhất là hoạt động giám sát quyền lực của HĐND ngày càng thực chất, hiệu lực, hiệu quả hơn.

Cùng với đó, mối quan hệ công tác với Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan nhà nước cấp trên được tăng cường qua hoạt động hướng dẫn của UBTVQH, tham dự một số kỳ họp HĐND của lãnh đạo Quốc hội, các Ủy viên UBTVQH; phối hợp giám sát, khảo sát; tham dự các kỳ họp Quốc hội; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn; thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động… đã tạo nên hiệu ứng tích cực, chuyển biến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện và thực thi pháp luật của mỗi cơ quan, góp phần hoàn thành các mục tiêu của cả nước và của mỗi địa phương.

Như khẳng định của Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thị Kim Tuyến: những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội cũng như sự quan tâm giám sát, hướng dẫn của UBTVQH đối với HĐND đã truyền cảm hứng, giữ “lửa” cho hoạt động của HĐND các cấp, phát huy vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Với sự tiếp tục những đổi mới, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội; sự quan tâm giám sát, hướng dẫn sát sao của UBTVQH chắc chắn sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng lớn, tươi mát để hoạt động của HĐND các cấp không chỉ giữ “lửa” mà còn “bùng cháy” hơn, ngày càng gần dân, công khai, dân chủ, thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương như kỳ vọng của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Hội đồng nhân dân

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng
Chuyển động

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI đã diễn ra chất lượng, hiệu quả. Những vấn đề được các đại biểu HĐND tỉnh đặt ra là những nội dung hết sức cấp thiết, được đông đảo cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, đòi hỏi chính quyền các cấp cần xem xét tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể
Diễn đàn

Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể

Tiếp nối thành công của các kỳ họp trước, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, nhiều vấn đề nóng, thời sự tiếp tục được đặt lên bàn nghị sự như: tình trạng dôi dư giáo viên; linh hoạt trong giao biên chế lĩnh vực giáo dục; bất cập quy hoạch, khai thác khoáng sản; chậm trễ trong xác định giá đất cụ thể…

Chủ tọa điều hành kỳ họp
Diễn đàn

Đẩy nhanh “5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược”

Với những khó khăn, thách thức được UBND tỉnh dự báo, đại diện các Ban của HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: cùng với đẩy nhanh thực hiện "5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược" theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; bảo đảm nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội và đời sống nhân dân…, UBND tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực giáo dục, văn hóa; tích cực đấu tranh, phòng ngừa, không để các loại tội phạm tiếp tục gia tăng…

Tạo đòn bẩy, bứt phá hoàn thành các mục tiêu
Diễn đàn

Tạo đòn bẩy, bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Ghi nhận những kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, song các đại biểu cũng nhấn mạnh: năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần có chính sách phù hợp làm “đòn bẩy” để các địa phương phát triển nhanh và bền vững; đồng thời, có giải pháp cụ thể hơn nhằm tăng tốc, bứt phá thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhất là những chỉ tiêu đạt thấp…

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương
Chuyển động

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương

Theo ghi nhận của Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương, năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã linh hoạt, chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh tham mưu triển khai các hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh, trong năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã triển khai hiệu quả nhiều nội dung giám sát chuyên đề với những kiến nghị thiết thực.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 tại huyện Phú Xuyên
Chuyển động

Lựa chọn vấn đề cử tri quan tâm để tổ chức giải trình, giám sát

Với việc đổi mới mạnh mẽ về công tác chỉ đạo, hoạt động; trong đó, quán triệt chủ đề công tác năm của thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", trong năm 2024, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, chất lượng hoạt động giám sát, khảo sát của Ban ngày càng đi vào thực chất, được cử tri và các đại biểu HĐND thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

HĐND thành phố đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Chuyển động

Quyết liệt, đột phá để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ

Qua giám sát, HĐND thành phố Hà Nội đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ tới nay còn nhiều tồn tại, khó khăn với 12 chỉ tiêu khó hoàn thành. Việc này đòi hỏi thành phố cần có các giải pháp, biện pháp quyết liệt, mang tính đột phá mới có thể hoàn thành các chỉ tiêu ở mức cao nhất.

Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Chuyển động

Quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại kỳ họp chuyên đề

Thực hiện quy định của pháp luật và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô, trong năm 2024, HĐND thành phố đã tổ chức 6 kỳ họp (trong đó, có 4 kỳ họp chuyên đề); quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết, có tác động sâu rộng đến hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, các cơ chế chính sách, biện pháp bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phát triển của Thủ đô. Qua đó, khẳng định rõ nét vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Công khai các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Diễn đàn

Công khai các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Kết luận Chương trình Đối thoại lần thứ 8 về “Nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm”, Thường trực HĐND tỉnh Long An nhấn mạnh đề nghị UBND tỉnh chú trọng cụ thể hóa các quy định về an toàn thực phẩm thành các quy chuẩn, tiêu chí, hình ảnh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhận diện, thực hiện, dễ đối chiếu, kiểm tra, giám sát trong cộng đồng. Xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngay tại nơi (địa điểm) xảy ra vi phạm.

Cơ sở khoa học cho những quyết sách đúng, trúng
Diễn đàn

Cơ sở khoa học cho những quyết sách đúng, trúng

Với kết quả từ Chương trình “Bàn tròn chính sách” do Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức, tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 vừa qua, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thảo luận, cho ý kiến lần 1 dự thảo Nghị quyết về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn. Theo TS. Mai Văn Nhiều, việc ban hành nghị quyết sẽ bảo đảm tính khả thi, phù hợp quy định pháp luật, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Dứt điểm tồn đọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Diễn đàn

Dứt điểm tồn đọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tại Phiên giải trình liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn do Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Được nhấn mạnh yêu cầu UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài, chưa cấp giấy cho người dân tại các dự án khu dân cư, tái định cư ngoài ngân sách, nhất là 4 dự án điển hình được đặt ra tại phiên giải trình.

Gia Lai: Thêm chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sắp xếp
Hội đồng nhân dân

Gia Lai: Thêm chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sắp xếp

Chính sách đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp là một trong những nội dung quan trọng được xem xét tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII. Trên cơ sở thảo luận kỹ lưỡng, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về việc quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách địa phương, các Chương trình mục tiêu quốc gia và thông qua phương án phân bổ vốn năm 2025 nguồn ngân sách trung ương. Ảnh minh họa
Hội đồng nhân dân

Quyết định kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách địa phương 2.624.532,36 triệu đồng

Tại Kỳ họp thứ thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, HĐND tỉnh đã quyết nghị thông qua Nghị quyết về việc quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách địa phương, các Chương trình mục tiêu quốc gia và thông qua phương án phân bổ vốn năm 2025 nguồn ngân sách trung ương.

Tại buổi thảo luận tổ, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã phân tích và đề xuất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Diễn đàn

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong phát triển Thủ đô

Thảo luận ở 5 tổ tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI vừa qua, các đại biểu đã phân tích, đề xuất nhiều giải pháp tâm huyết, trách nhiệm nhằm tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.