Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND 2 cấp tỉnh Hưng Yên

Thực hiện tốt nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp, tôn giáo

Tại hội nghị, các đại biểu đã được các báo cáo viên có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp và tôn giáo giải đáp nhiều nội dung xoay quanh kỹ năng quyết định, giám sát và thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong các lĩnh vực này theo quy định pháp luật. 

Lựa chọn "đúng - trúng" nội dung giám sát

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Khóa XIV, TS. Nguyễn Văn Pha đã trang bị cho các đại biểu nhiều vấn đề bổ ích liên quan đến "Kỹ năng quyết định và giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực tư pháp".

Báo cáo viên trình bày chuyên đề tại hội nghị
Báo cáo viên trình bày chuyên đề tại hội nghị

Thực tế cho thấy, hoạt động tư pháp là lĩnh vực có phạm vi tương đối rộng và phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể. Cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp là những cơ quan có đặc thù riêng. Do đó, cơ chế giám sát hoạt động tư pháp của HĐND là cơ chế giám sát đặc biệt, do cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương tiến hành, khác với hoạt động giám sát của tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân…

Theo báo cáo viên, bên cạnh hình thức giám sát quan trọng nhất tại kỳ họp HĐND đối với các hoạt động tư pháp là việc xem xét báo cáo công tác của TAND, Viện KSND và các báo cáo của UBND cùng cấp liên quan đến hoạt động tư pháp thì hoạt động chất vấn đối với thủ trưởng các cơ quan tư pháp cùng cấp về những vấn đề bức xúc, nổi lên trong lĩnh vực tư pháp, được dư luận đặc biệt quan tâm cũng là một hình thức giám sát rất hữu hiệu…

Về tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại kỳ họp HĐND, báo cáo viên cho rằng: nên lựa chọn các nhóm vấn đề bức xúc, nổi lên trong lĩnh vực tư pháp của địa phương, được nhiều đại biểu HĐND, cử tri quan tâm; những vấn đề có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tội phạm, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và các quy định khác của pháp luật…

Đặc biệt, báo cáo viên đã giúp các đại biểu có thêm những kỹ năng để giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp. Theo đó, hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh quan trọng, vừa góp phần bảo đảm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, vừa là phương thức để HĐND, các cơ quan của HĐND, các đại biểu HĐND phát hiện những hạn chế trong hoạt động tư pháp để quyết định tiến hành giám sát chuyên đề, giám sát các vụ án cụ thể khi có khiếu nại gay gắt, bức xúc, kéo dài.

Tuy nhiên, báo cáo viên lưu ý, HĐND, Thường trực HĐND không chỉ đạo, can thiệp hoặc tác động vào quá trình giải quyết các vụ việc mà chỉ nêu ra các căn cứ pháp luật để xác định, chỉ ra đúng sai trong việc áp dụng pháp luật, giải quyết của các cơ quan tư pháp. Qua đó, làm rõ được trách nhiệm hiệu quả công tác, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức…

Đối với giám sát các vụ án, về nguyên tắc, việc phân định đúng, sai của một vụ án thuộc thẩm quyền của các cơ quan tố tụng và giám sát của HĐND không phải là việc làm thay chức năng điều tra của cơ quan điều tra, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện KSND, chức năng giám đốc xét xử của TAND. Vì thế, HĐND không có trách nhiệm (và cũng không có quyền) sửa chữa những sai sót, vi phạm trong các bản án, quyết định mà thông qua hoạt động giám sát, HĐND đưa ra những kết luận, kiến nghị để các cơ quan tư pháp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Chú ý đến đặc trưng riêng khác của từng tôn giáo

Tại hội nghị, một trong những chuyên đề thu hút các đại biểu quan tâm đó chính là chuyên đề "HĐND với công tác tôn giáo". Đây là một vấn đề rất khó và nhạy cảm. Thông qua trao đổi, báo cáo viên đã giúp các đại biểu hiểu sâu về các tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm, chủ trương của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo thời kỳ đổi mới; quy định pháp luật hiện hành đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản khác liên quan...   

Theo đó, cần quán triệt quan điểm, nhận thức mới đối với tôn giáo của Đảng trong việc xác định tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của đông đảo Nhân dân; nhìn nhận và phát huy những giá trị tích cực đạo đức và văn hóa của tôn giáo. Khi xây dựng chính sách và giải quyết vấn đề tôn giáo hiện nay đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng 4.0 (trong đó có việc bùng nổ về khoa học, công nghệ thông tin), cần chú ý đến sự tương thích với luật pháp quốc tế, nhất là những tổ chức quốc tế và những công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết và gia nhập. Chú ý đến việc các thế lực thù địch lợi dụng sai sót thông qua công nghệ thông tin, truyền thông xuyên tạc về đời sống và chính sách tôn giáo ở Việt Nam.

Khi thực hiện chính sách tôn giáo, cũng như giải quyết các vấn đề tôn giáo có sự khác biệt, nhất là những “điểm nóng tôn giáo”, cần bình tĩnh, không để các phần tử cực đoan kích động tâm lý đám đông qua đức tin tôn giáo. Chú ý việc trao đổi, đối thoại theo phương châm “cầu đồng, tôn dị”, thượng tôn pháp luật nhưng chú ý đến đặc trưng riêng khác của từng tôn giáo, nhất là luật lệ, lễ nghi; chú ý chủ động giải quyết giảm nhẹ theo hướng “đại sự trở thành trung sự, trung sự trở thành tiểu sự”.

Báo cáo viên hội nghị nhấn mạnh, dựa vào tính chất và đặc thù của vấn đề tôn giáo; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ hệ thống chính trị đối với công tác tôn giáo, HĐND các cấp cần chú trọng hiểu biết về vấn đề tôn giáo; đồng thời, quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo thời kỳ đổi mới. HĐND các cấp cần đánh giá những thành tựu cùng những tồn tại; đồng thời, thấy được tâm tư, nguyện vọng của tín đồ, chức sắc để góp phần đề xuất những giải pháp đối với công tác tôn giáo phù hợp ở địa phương.

Từ những thông tin về tôn giáo, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo thời kỳ đổi mới, những thành tựu, vấn đề đặt ra và những điều cần quan tâm khi thực hiện chính sách tôn giáo. Đồng thời, dựa trên thực tế vấn đề tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo ở địa phương, HĐND các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công tác tôn giáo theo quy định.

Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Nam Định thông qua các nghị quyết quan trọng, bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Nam Định thông qua các nghị quyết quan trọng, bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh

Sáng 10.12, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Nam Định Khoá XIX, (nhiệm kỳ 2021-2026), HĐND tỉnh đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh Ủy viên UBND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026; thông qua các nghị quyết quan trọng khác có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự và thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng cùng Đoàn giám sát khảo sát tại Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Cây xoài Xuân Trường, xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc. Ảnh: B. Nguyên
Hội đồng nhân dân

Sẽ chất vấn về vấn đề nhà ở xã hội, quản lý, sử dụng tài sản công

Các đại biểu chất vấn về vấn đề nhà ở xã hội; công tác quản lý, sử dụng tài sản công; công tác phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn… Đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai Hoàng Thị Bích Hằng về nội dung chất vấn tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Đồng Nai Khóa X sẽ diễn ra trong 2 ngày (11 và 12.12.2024).

Đồng bộ hơn trong phòng, chống lãng phí
Diễn đàn

Đồng bộ hơn trong phòng, chống lãng phí

UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo quyết liệt hơn, kịp thời tháo gỡ trong thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chỉ đạo quyết liệt khai thông những “điểm nghẽn” ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ hơn công tác phòng, chống lãng phí, tạo lan tỏa mạnh mẽ.

Quyết liệt giải phóng mặt bằng các dự án có tính lan tỏa
Diễn đàn

Quyết liệt giải phóng mặt bằng các dự án có tính lan tỏa

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Phú Yên, bên cạnh ghi nhận những kết quả đạt được, các đại biểu quan tâm đến những điểm nghẽn lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ tọa kỳ họp đề nghị UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra; đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là dự án đầu tư công, dự án thu hút đầu tư ngoài Nhà nước có tính lan tỏa trên cơ sở quyết liệt trong giải phóng mặt bằng.

Tạo đồng thuận, thống nhất về sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Diễn đàn

Tạo đồng thuận, thống nhất về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong năm 2025, phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Phú Yên Khóa VIII, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Thị Hòa An lưu ý việc tiếp tục chăm lo đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh… Đặc biệt, tập trung quán triệt, tuyên truyền, tạo đồng thuận, thống nhất trong Đảng và toàn hệ thống chính trị, của Nhân dân về chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tình hình mới…

Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Đức Thanh phát biểu chỉ đạo kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Đóng góp ý kiến chất lượng để nghị quyết tạo động lực phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Khóa XI hôm nay, 9.12, Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh nhấn mạnh: Kỳ họp với nhiều nội dung rất quan trọng, mang tính định hướng chiến lược, ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu sâu kỹ, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, góp phần để HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết bảo đảm khả thi, sớm đi vào thực tiễn, tạo động lực quan trọng phát triển.

HĐND tỉnh Kiên Giang điều chỉnh chủ trương đầu tư 3 dự án lớn
Chuyển động

HĐND tỉnh Kiên Giang điều chỉnh chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Tại Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng nay, 9.12, HĐND tỉnh Kiên Giang Khóa X đã xem xét, thống nhất thông qua nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 3 dự án lớn trên địa bàn; trong đó, dự án đường ven biển từ Rạch Giá đi Hòn Đất dự kiến giảm mức đầu tư 100 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Chính phát biểu tại kỳ họp
Chuyển động

Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 21/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch năm 2025 tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X khai mạc sáng 9.12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Chính cho biết, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ghi nhận nhiều kết quả đáng chú ý. Nổi bật là 21/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế để Thủ đô
Chuyển động

Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế để Thủ đô

Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, đại biểu HĐND thành phố thẳng thắn chỉ ra các tồn tại hạn chế, bất cập, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, khả thi để tháo gỡ các ách tắc, điểm nghẽn, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế để xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu phát biểu khai mạc kỳ họp
Chuyển động

Tích cực thảo luận, chất vấn những vấn đề cử tri quan tâm

Phát biểu khai mạc tại Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh Ninh Thuận Khóa XI sáng nay, 9.12, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ, bám sát các nội dung trình kỳ họp để thảo luận những tồn tại, hạn chế làm rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra; tích cực thảo luận, chất vấn những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm, đặc biệt là những ý kiến cử tri bức xúc kiến nghị nhiều lần chưa được giải quyết hoặc giải quyết chậm...