Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá

Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.

Chiều 6.2, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại với địa phương và cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.

imgm2247.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị

Giáo dục Việt Nam đạt nhiều thành tựu nổi bật sau 10 năm đổi mới

Quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12.8.2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (Kết luận 91), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, sau 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Cụ thể, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS. Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn được nâng cao, chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học.

Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; giáo dục nghề nghiệp phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng. Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; đổi mới phương pháp dạy - học và thi, kiểm tra, đánh giá ngày càng hiện đại, thực chất, hiệu quả.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo được chuẩn hoá, từng bước bảo đảm số lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

imgm2206.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc quán triệt thực hiện Kết luận 91 và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, Kết luận 91 yêu cầu phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GD-ĐT trong thực hiện Kết luận 91 là quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện mầm non, phổ thông, thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học cho học sinh, sinh viên; hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đào tạo.

Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thu hút, trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành giáo dục.

Ngoài ra, đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục đào tạo; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học; tăng cường đưa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam ra nước ngoài.

Liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu đến năm 2030 giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới, cần hoàn thiện thể chế, đổi mới quản lý giáo dục và quản trị nhà trường.

Thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục; phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Mặt khác, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hội nhập quốc tế.

Ngành giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá

Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.

imgm2252.jpg
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW

Trong đó, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Nghị quyết 57 là chủ trương, quyết sách mạnh mẽ mang tính cách mạng để phát triển. Hệ thống giáo dục đại học đóng vai trò nòng cốt trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngày 9.1.2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57. Theo đó, Bộ GD-ĐT đang xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, hiện thực hóa mục tiêu đưa khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu.

Giáo dục đại học hiện có gần 90.000 người là giảng viên và hơn 2 triệu sinh viên. Thứ trưởng nhìn nhận, đây là đội ngũ phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ.

Thực hiện Nghị quyết 57, ngành Giáo dục xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: hoàn thiện thể chế, chính sách, rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn”; trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; nâng cao năng lực hệ thống và hiệu quả quản lý nhà nước, tối ưu hiệu quả hoạt động của giáo dục đại học; phát triển mạng lưới giáo dục đại học số, tạo mục tiêu nâng cao chất lượng; xây dựng khung phát triển giáo dục đại học làm căn cứ tiếp tục đổi mới phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đại học; tập trung đào tạo nhân lực STEM gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo,…

Về lĩnh vực giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, thực hiện Kết luận 91 và Nghị quyết 57, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các Sở GD-ĐT yêu cầu báo cáo công tác giảng dạy tiếng Anh, công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đồng thời, tham mưu Chính phủ ban hành Đề án Quốc gia, từng bước đưa tiếng anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng thông tin, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, từ quy chế đến mẫu đề thi theo chương trình mới.

imgm2309.jpg
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trao đổi một số nội dung về giáo dục phổ thông

Vừa qua, Bộ GD-ĐT ban hành một số thông tư như: Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT “Ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT”; Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, đây cũng là nội dung cụ thể hóa về đổi mới giáo dục theo Nghị quyết của Đảng.

Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo các Sở GD-ĐT quán triệt tinh thần đổi mới phù hợp Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018; trong đó lấy trọng tâm là thầy, cô giáo và người học.

Các Sở GD-ĐT, trường đại học cần nắm bắt thời cơ để triển khai Kết luận 91, Nghị quyết 57

Tại hội nghị, đại diện các Sở GD-ĐT và cơ sở giáo dục đại học đã tiếp thu quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đồng thời chia sẻ chương trình hành động cụ thể của địa phương, của trường nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận 91, Nghị quyết 57 và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

imgm2202.jpg
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bộ GD-ĐT

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh việc triển khai thực hiện Kết luận 91, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 có tác động to lớn tới giáo dục và đào tạo. Do đó, các Sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần nỗ lực khắc phục khó khăn, nắm bắt thời cơ để triển khai thực hiện.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành chương trình hành động. Bộ cũng chủ động ban hành chương trình hành động thực hiện các Kết luận, Nghị quyết, Chiến lược nêu trên.

Thứ trưởng đề nghị các đơn vị chủ động quán triệt nội dung văn bản trong toàn ngành nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện. Các Sở GD-ĐT cần tích cực tham mưu với địa phương về việc thực hiện các văn bản phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách của địa phương liên quan đến giáo dục phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu trong các Kết luận, Nghị quyết, Chiến lược.

Với các cơ sở giáo dục đại học cần quán triệt sâu rộng và thống nhất đồng thuận trong triển khai thực hiện các văn bản tại từng cơ sở. Đồng thời, cụ thể hoá các nhiệm vụ về giáo dục đại học; rà soát sửa đổi, bổ sung chiến lược phát triển của trường phù hợp với các văn bản. Chủ động nghiên cứu triển khai những chủ trương mới, nhất là về đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc bày tỏ tin tưởng, với các quyết sách lớn, giáo dục và đào tạo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước
Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước

Năm 2025, chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" trở lại với chủ đề "Gather new strengths - Hội tụ sức mạnh mới", tiếp tục sứ mệnh kết nối, đổi mới và lan tỏa những giá trị giáo dục tiên tiến, quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30.3 tại Quảng Ninh.

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then
Giáo dục

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và bảo tồn nhờ những thế hệ trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật. Lăng Thùy Linh, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật hát Then và đàn Tính.

Thí sinh tìm hiểu các thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa
Giáo dục

5 thay đổi quan trọng trong quy chế xét tuyển đại học 2025

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý. 

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật
Giáo dục

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật

So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Giáo dục

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.