Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế:

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế

Thừa nhận còn không ít những hạn chế, bất cập, thậm chí còn một số vấn đề gây bức xúc trong dư luận của lĩnh vực y tế khi tham gia giải trình tại Phiên chất vấn sáng nay, 12.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách; tập trung xử lý, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc…

dbnd_tr_ctqh8.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Còn nhiều vấn đề gây bức xúc trong dư luận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, các địa phương, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập, thậm chí còn một số vấn đề gây bức xúc trong dư luận, như: chưa khắc phục được triệt để tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế; chậm xử lý một số dự án vướng mắc; bất cập trong quản lý thực phẩm chức năng; phòng, chống tác hại của thuốc lá…

Phó Thủ tướng nêu rõ, xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác y tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và quyết liệt chỉ đạo Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ việc hoàn thiện thể chế, chính sách đến tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn.

Đôn đốc, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện tại các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở. Đồng thời, nghiên cứu, rà soát, có cơ chế, chính sách, giải pháp căn cơ xử lý các vấn đề nêu trên cả trước mắt cũng như lâu dài.

121120240828-z6023541285093-c4a8a265a4d3bc2af5d1c439c1a481bf.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long giải trình tại Phiên chất vấn

Nhìn chung, kết quả đạt được là cơ bản, trong đó nhiều vấn đề đã có chuyển biến tích cực nhưng cũng có những vấn đề mới đạt kết quả bước đầu và còn một số bất cập cần tiếp tục tập trung chỉ đạo xử lý, giải quyết. Trong đó, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật có liên quan, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm quyết liệt chỉ đạo Bộ Y tế, toàn ngành y tế và các cấp, các ngành, các địa phương tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế cùng với việc nghiên cứu, hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quản lý của ngành y tế. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan liên quan; kịp thời chấn chỉnh những bất cập trong tổ chức thực hiện.

Sẽ có giải pháp tăng cường quản lý đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Về thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Phó Thủ tướng cho biết, việc này đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt, liên tục trong mấy năm gần đây, đã tháo gỡ về thể chế, nhất là quy định về đấu thầu mua sắm và giải quyết các vướng mắc cụ thể. Về cơ bản đã bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ tại một số cơ sở y tế công lập, nhất là một số loại thuốc đặc thù. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có thời điểm còn thiếu hụt một số loại thuốc trên thị trường thế giới, trong nước và còn tâm lý e ngại khi thực hiện mua sắm của các cơ sở y tế.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ yêu cầu phải thực hiện nghiêm quy định, có kế hoạch cụ thể, chủ động hơn, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc mua sắm thuốc, thiết bị y tế. Trong đó, có tăng cường trách nhiệm quản lý, trách nhiệm công vụ của các đơn vị thuộc Bộ Y tế có liên quan, của lãnh đạo địa phương có liên quan và kể cả giám đốc các bệnh viện.

dbnd_br_ctqh5.jpg
Các đại biểu tại phiên chất vấn. Ảnh: Quang Khánh

Về quản lý thực phẩm chức năng, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm yêu cầu, quy định liên quan tới tất cả các khâu, tăng cường phối hợp giữa các ngành, các lực lượng có liên quan.

Về quản lý an toàn thực phẩm, thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là so với năm 2015 - 2016 song tình hình diễn biến vẫn phức tạp. Chính phủ đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15 năm 2018 quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm. Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; tiếp tục đẩy mạnh phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đây là vấn đề được đồng bào, cử tri cả nước và dư luận xã hội hết sức quan tâm, tuy nhiên, còn nhiều quan điểm trái chiều, trong đó có ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về vấn đề này, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu biện pháp quản lý phù hợp để tăng cường quản lý đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác để báo cáo Quốc hội. Đồng thời, giao Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng Đề án sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá để sớm báo cáo Quốc hội.

Phó Thủ tướng đề nghị, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo địa phương các cấp tiếp tục quan tâm đóng góp ý kiến hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để tích cực xử lý, giải quyết các vấn đề đặt ra để ngành y tế không đơn độc trong thực hiện sứ mạng quan trọng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Tháng 11.2024) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15.11 ( dự phòng sáng 19.11.2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin – cho”

Sáng 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.