Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý tội phạm

Trước tình hình diễn biến tội phạm vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng phức tạp, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các cấp chính quyền phải thực sự vào cuộc cùng với cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý tội phạm.

Tội phạm nguy hiểm tăng, gây bất an trong nhân dân

Tiếp tục phiên họp sáng nay, 21.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, sau khi nghe các báo cáo của Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, Quốc hội đã thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cơ bản tán thành các đánh giá, nhận định được nêu trong các báo cáo, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, dưới sự điều hành, quyết tâm của Chính phủ, ngành tư pháp đã triển khai toàn diện các biện pháp phòng, chống đạt được nhiều kết quả tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, những vụ việc nổi lên được xử lý kịp thời, kiềm chế, không để phát sinh phức tạp.

Các vụ án kinh tế, tham nhũng, ma túy, cướp ngân hàng, giết người, cướp của có động cơ khác nhau được phát hiện xử lý đến nơi, đến chốn, tạo dấu ấn lan tỏa quan trọng để cảnh tỉnh răn đe, phòng ngừa. Nhiều vụ án lớn, phức tạp về kinh tế, tham nhũng được phát hiện, xử lý kịp thời đã đáp ứng được mong mỏi của Nhân dân.

Khẳng định những kết quả đạt được đã cho thấy sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân, Toà án Nhân dân, song các ĐBQH cũng lo ngại khi tình hình tội phạm vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng phức tạp. ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) nêu thực tế, một số loại tội phạm vi phạm pháp luật gia tăng, một số chỉ tiêu nhiệm vụ chưa đạt yêu cầu theo nghị quyết của Quốc hội và nhiều vụ tai nạn giao thông, nhiều vụ cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra và có dấu hiệu ngày càng tăng.

ĐBQH Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) cũng bày tỏ lo ngại khi bức tranh chung về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2023 tăng cả về số vụ, số người chết và thiệt hại tài sản, trong đó, một số loại tội phạm tăng mạnh như giết người, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi… “Các loại tội phạm này không chỉ gây bất an trong Nhân dân, mà còn thể hiện những hạn chế nhất định trong công tác phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật", đại biểu Hoàng Quốc Khánh nhấn mạnh.

Tạo thuận lợi để lực lượng chuyên trách tập trung tấn công, xử lý tội phạm

Từ thực tế đã được các Báo cáo và các đại biểu chỉ ra, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) mong muốn, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng cần có đánh giá thật kỹ, khách quan, cầu thị và thực chất hơn, từ đó, xác định rõ, chính xác nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hữu hiệu, nhất là với các vụ án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý, tình cảm, cuộc sống bình yên của người dân. 

ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) đề nghị, cần tập trung thực hiện thật tốt công tác phòng ngừa và chủ động ngăn chặn hành vi phạm tội của các loại đối tượng phạm tội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các cấp chính quyền phải thực sự vào cuộc cùng với cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý tội phạm.

Cùng với đó, đại biểu đề nghị cần chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm mới, tội phạm sử dụng lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, mạng internet... Phải làm cho người dân hiểu rõ hơn về các thủ đoạn lừa đảo, phạm tội để từ đó tự cảnh giác hơn, biết tự bảo vệ mình và tích cực đấu tranh tố giác hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm.

Các cơ quan chức năng cũng cần tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, mâu thuẫn, khiếu kiện kéo dài, nhất là các vụ việc tranh chấp đất đai, khiếu kiện, thắc mắc về vấn đề giải tỏa, đền bù, tái định cư khi thực hiện các dự án, không để phát sinh vụ việc phức tạp.

Kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật phục vụ công tác phòng, chống và xử lý tội phạm theo hướng khoa học, sát với yêu cầu thực tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn để lực lượng chuyên trách thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật tập trung tấn công, xử lý tội phạm đạt hiệu quả cao; khắc phục cho được tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm. 

Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Thời sự Quốc hội

Xem xét, bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Sáng 11.12, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 40, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.